nào, đối phương muốn từ chối cũng không có lý do nên đành đồng ý.
Biến cụ thể thành trừu tượng
Đồng nghiệp A: “Việc kiểm soát trình tự của hội nghị lần này tệ quá.”
Đồng nghiệp B: “Đâu có, tớ thấy tốt hơn nhiều đấy chứ!”
Đồng nghiệp A: “Thật vậy à? Sao tớ không có cảm giác như vậy nhỉ?”
Đồng nghiệp B: “Trước đây, có một lần tớ chủ trì hội nghị, không những nói sai về tuần tự của
vấn đề chính, vấn đề phụ, mà còn do ghi chép không cẩn thận, kéo dài mất rất nhiều thời gian,
do đó, tớ thấy hội nghị lần này tốt hơn nhiều so với tưởng tượng.”
Đồng nghiệp A: “Ồ, vậy sao, những vấn đề kể trên đều được kiểm soát tốt.”
Từ hội nghị cụ thể lần này, chuyển sang kỳ hội nghị tồi tệ trước đó, đối phương tự khắc không
thể phủ nhận thành công của hội nghị vừa diễn ra.
Những ví dụ kể trên đều là kỹ năng mở rộng, giúp bạn nắm vững bộ khung trả lời của đối
phương trong lòng bàn tay.
Phương pháp “thu hẹp” thường dùng
Có lớn ắt sẽ có nhỏ, vạn vật đều quan hệ qua lại với nhau. Trò chuyện trôi chảy khi hướng tới
chủ đề mở rộng, ngược lại, mẫu câu đọc nguội theo “phương pháp thu hẹp” cũng rất hữu dụng.
Từ mơ hồ chuyển thành rõ ràng
A: “Gần đây, có phải cậu lo lắng buồn phiền chuyện gì không?”
B: “Đúng vậy.”
A: “Là vấn đề giữa mục tiêu và hiện thực của cậu ư?”
B: “Đúng vậy.”