A: “Được, tuần sau công ty sẽ khai mạc hội nghị tại khu vực mới thuộc vùng biên giới, trải
nghiệm một chút cuộc sống và công việc tại biên cương, cũng giống như một chuyến du lịch
của tuổi trẻ, lẽ nào không phải sao?”
B: “Uhm, đúng vậy, được rồi.”
A đang lo lắng trong công ty không có ai muốn đi biên giới, anh ấy sử dụng kỹ năng bó buộc
kép, đồng thời khéo léo ứng dụng câu hỏi phủ định, nhân viên cấp dưới không có lý do khước
từ.
Khi hiểu rõ một số kỹ năng đọc nguội như vậy, chúng ta sẽ không để bản thân rơi vào những
cái bẫy tương tự. Đặc biệt, khi đối phương vận dụng kỹ năng bó buộc kép, khiến ý thức của
bạn tạm thời bị “vô hiệu hóa.”
Bài 8: Tác dụng tuyệt vời của phương pháp “mở rộng” hoặc “thu hẹp”
Khi chúng ta nói chuyện với người khác, khó tránh khỏi việc nói sai về tâm trạng đối phương.
Vậy sau đó phải làm thế nào? Mẫu câu mở rộng hoặc thu hẹp trong thuật đọc nguội có thể giúp
bạn chuyển bại thành thắng, nói trúng suy nghĩ đối phương, kể cả trong trường hợp nói sai.
Phương pháp “mở rộng” thường dùng
Bất luận muốn biểu đạt nội dung gì, ngôn ngữ của chúng ta sẽ đều dựng lên bộ khung. Bộ khung
này liên hệ với đối phương hoặc hoàn cảnh được tiếp xúc, đồng thời xác lập ranh giới và giới
hạn trò chuyện. Kích thước lớn nhỏ của bộ khung sẽ ảnh hưởng tới phương thức trả lời của đối
phương. Khi nói sai, chúng ta có thể khéo léo mở rộng bộ khung, cũng có thể chuyển thành nói
đúng.
Mở rộng cục bộ
Nếu chúng ta nói không trúng thông tin cục bộ nào đó về đối phương, có thể mở rộng cục bộ
này thành một chỉnh thể nhất định.
A: “Xem ra đôi mắt bạn có chút mệt mỏi.”