“Vậy khi nào em có thể rảnh đây?”
“Em cũng không biết nữa.”
Biểu đạt lời mời của bạn bằng phương thức như vậy, đối phương rất dễ định hình mô thức trả
lời “không,” bất luận ra sao đều từ chối bạn. Nếu muốn đối phương nhận lời mời, bạn nên
dùng kỹ năng thuyết phục bó buộc kép.
“Nên cùng nhau ra vùng ngoại ô hay tới công viên ở gần đây để vui chơi cho khuây khỏa nhỉ?”
“Nhưng em sợ mình không rảnh.”
“Vậy tới công viên gần nhà đi dạo nhé.”
“Uhm, vâng, mất ít thời gian thì còn được.”
Tư duy con người rất tài tình, khi đứng trước vấn đề cần lựa chọn, phản ứng trong bộ não bạn
là chọn vế thứ nhất hay vế thứ hai, chứ không phải từ chối, do đó, làm như vậy khả năng bị từ
chối sẽ giảm đi nhiều.
Nam: “Đằng nào, hai đứa mình cũng coi như quen biết nhau rồi nhỉ?”
Nữ: “Uhm, phải rồi.”
Nam: “Vậy cậu muốn cho tớ số điện thoại hay số QQ đây?” (QQ: một chương trình phần mềm
chat của Trung Quốc)
Nữ: “Số QQ đi, số của tớ là...”
Cách nói khéo léo như vậy sẽ giúp bạn đạt được mục đích. Điểm mấu chốt trong ngữ pháp của
kỹ năng ngôn ngữ bó buộc kép chủ yếu nằm ở chỗ thiết kế mẫu câu không phải A tức là B.
Phương pháp giao tiếp cụ thể như sau:
Thứ nhất, biến việc muốn nhờ đối phương làm thành việc đã quyết định cần phải làm B.
Thứ hai, liệt kê một số chủ đề trò chuyện tương tự như B, lựa chọn trong đó một chủ đề thích