“Đi tắm nào, chắc chắn sẽ cảm thấy nhạy bén hơn.”
“Uống tách trà nóng nào, toàn thân sẽ cảm thấy ấm áp.”
Những câu nói như vậy không phải trăm phát trăm trúng, nhưng tỷ lệ thành công rất cao. Từ
những ví dụ trên có thể thấy, không nên sử dụng những từ mang hàm ý phủ định. Nếu bạn không
muốn đối phương thế này thế nọ, hãy chuyển sang những từ khẳng định với hàm ý tương tự, như
vậy, tiềm thức của họ sẽ nghe theo lời bạn nói.
Kỹ năng ngôn ngữ trói buộc tiềm thức
Bất cứ kỹ năng nào nếu không qua rèn luyện, ứng dụng thực tiễn chắc chắn sẽ không thể thành
thục được. Sau đây, chúng ta hãy quan sát một số ví dụ về kỹ năng ngôn ngữ trói buộc tiềm
thức thường dùng trong công việc và đời sống.
“Tớ buộc lòng phải giãi bày thẳng thắn với cậu một việc.”
“Gì vậy, mau nói đi.”
“Được cùng cậu ăn cháo, sau đó nói vài câu chuyện, thủ thỉ tâm tình, cảm giác như đang bên
cạnh người yêu mình vậy.”
“Thật sao...”
Việc hai bên có thể làm hiện nay là ăn cháo, mà cảm giác giống như một đôi tình nhân, không
phải việc dốc sức có thể làm được, nói như vậy vô hình chung sẽ buộc tiềm thức đối phương
chấp nhận cảm giác đó.
“Tớ quá căng thẳng, căng thẳng sẽ làm hỏng bài diễn thuyết của tớ.” – một diễn giả nói.
“Nào, một ly trà lạnh, uống đi, cậu sẽ thấy thoải mái, thư thái.” – người ủng hộ nói (diễn giả
chậm rãi uống trà)
“Uhm, tớ uống hết rồi, quả thực rất “mát lạnh,” đầu óc “tỉnh táo” hơn, cảm ơn cậu.”
Cảm thấy căng thẳng trước khi diễn thuyết là điều hết sức bình thường, nhưng nhất định không