được nói với anh ấy “Không sao đâu, tớ tin rằng khi lên sân khấu, cậu sẽ quên hết căng thẳng,”
như vậy sẽ phản tác dụng. Hãy nghĩ xem bây giờ đối phương có thể làm gì, thông qua một số
việc đơn giản (thông qua ý thức để trói buộc tiềm thức) phân tán sự chú ý của anh ấy là được.
“Chuyện gì khiến cậu ủ rũ như vậy?”
“Tớ bị đuổi việc rồi, thú cưng của tớ cũng bị ốm.”
“Uhm, nếu là tớ cũng sẽ cảm thấy buồn. Đi leo núi với tớ đi, đứng trên cao bạn sẽ cảm thấy
tầm nhìn rộng mở.”
“Hay đó, nghĩ cũng phải.”
Thông qua những việc ý thức có thể làm được, bạn dẫn dắt tiềm thức của đối phương chấp
nhận những việc không thể chấp nhận, đó chính là kỹ năng giao tiếp bằng tiềm thức.
Bài 7: Kỹ năng thuyết phục “bó buộc kép”
Khi chúng ta muốn mời ai làm một việc gì đó, điều lo lắng nhất có lẽ là sợ đối phương sẽ từ
chối. Muốn đối phương không có cớ từ chối, cần nắm vững kỹ năng trò chuyện tuyệt đối không
cho đối phương từ chối (kỹ năng thuyết phục “bó buộc kép.”)
Tuyệt kỹ kết bạn, bắt chuyện không bao giờ xảy ra sai sót
Giả sử, bạn muốn nhờ đối phương giúp đỡ, trong quá trình nghe bạn đặt vấn đề, đối phương đã
bắt đầu nghĩ chấp nhận hoặc từ chối. Nếu một khi đối phương quyết định từ chối, sau đó, bất
luận bạn nói gì, nhiều khả năng sẽ không thể thay đổi quan điểm của đối phương.
“Hai đứa mình cùng nhau ra ngoại ô vui chơi cho khuây khỏa nhỉ?”
“(Không!) Hôm nay, em bận cả ngày.”
“Vậy đi công viên loanh quanh đây cũng được.”
“Quả thật, em không có thời gian rảnh rỗi.”