hợp nhất để tổ hợp thành A, cuối cùng, tổ hợp thành mô thức biểu đạt không phải A tức là B.
Thứ ba, vận dụng kỹ năng ngôn ngữ bó buộc kép không phải A tức là B để trò chuyện với đối
phương, nắm bắt đúng lúc thời cơ trong câu nói của đối phương, nhanh chóng xác nhận.
Thận trọng trước cái bẫy kỹ năng trò chuyện
Cô Khương từng nhận được một tin nhắn như sau, “Xin chào, hôm nay, quý khách đang thực
hiện rút 10 nghìn tệ trong tài khoản ngân hàng. Mời quý khách xác nhận, nếu có thắc mắc xin
hãy gọi số 123456... bấm phím 9 để gặp tư vấn viên.” Cô Khương nghĩ bụng rằng không thể
nào, mình đâu có rút tiền, bèn gọi điện cho tư vấn viên. Đầu bên kia hỏi: “Số thẻ ATM của cô
là....” Cô Khương liền trả lời “...,” “Vậy số PIN bảo mật của cô là....” Cô Khương lặng người:
“Mã PIN bảo mật gì cơ?” Bên kia tiếp tục nói: “Mật khẩu thẻ ATM cũng được.” Cô Khương
nói:”Uhm, mật khẩu tôi biết, là 1234567.”
Trong ví dụ này, kẻ lừa đảo cũng sử dụng kỹ năng thuyết phục bó buộc kép.
Theo quy định, khi tư vấn thông tin chi tiết, ngân hàng thường không hỏi mật khẩu của khách
hàng. Rõ ràng, kẻ lừa đảo cũng biết không thể hỏi trực tiếp vấn đề này, do đó, hắn mới giả
danh tư vấn viên của ngân hàng để hỏi “Số PIN bảo mật là gì?” Khi đó, bạn bắt đầu tìm đáp án
trong đầu, mà không hay biết rằng đã rơi vào bẫy của đối tượng. Trong hoàn cảnh đó, kẻ lừa
đảo dễ dàng có được mật khẩu từ chính bạn để ăn cắp tiền của bạn.
Kỹ năng thuyết phục bó buộc kép, về mô thức biểu đạt không phải thỉnh cầu đối phương, mà
giống như đã sẵn có hai quyết định và buộc đối phương lựa chọn một quyết định có lợi hơn mà
thôi.
A: “Cậu cảm thấy sự nhiệt tình sôi nổi của tuổi trẻ thể hiện ở điểm nào?”
B: “Uhm, không rõ lắm, đại khái là đi du lịch theo ý thích.”
A: “Nếu cho cậu tất cả các điều kiện, cậu sẽ đi du lịch ở sa mạc hay về vùng thôn quê?”
B: “Đi sa mạc, như vậy mới đầy sự kích thích.”