vào vị trí của các bạn để có sự thông cảm. Tôi sẽ bàn bạc ngay với Tổng giám đốc để tìm đối
sách giải quyết vấn đề này, bây giờ mọi người ai về việc nấy, tôi hứa vấn đề này nhất định sẽ
được giải quyết.”
Chỉ khi nào để công nhân nói ra tất cả, chúng ta mới có thể hiểu rõ nguyên nhân. Vấn đề công
nhân đặt ra chỉ là không thể chấp nhận cách phân công, bố trí công việc và sắp xếp nhân sự
theo phương pháp mới, chứ không phải không thể chấp nhận tất cả các điều kiện. Chỉ cần tìm
ra bộ phận khiến họ không thể chấp nhận, có thể đưa ra đối sách giải quyết vấn đề.
Trên thực tế, trong đàm phán thương mại, chúng ta cũng có thể sử dụng phương pháp chia tách.
A: “Chúng tôi không thể chấp nhận yêu cầu từ phía công ty ông và từ chối làm như vậy.”
B: “Điều kiện chúng tôi đưa ra đã cân nhắc kỹ lưỡng lợi ích của các ông, tại sao lại như vậy?”
A: “Bất luận thế nào chúng tôi cũng không thể chấp nhận điều kiện của các ông.”
B: “Vậy trong những điều khoản đó, ông thấy có những điểm nào không hợp lý?”
A:...
Đó là bế tắc thường xuất hiện trong đàm phán, nếu đối phương có biểu hiện như vậy, chúng ta
có thể thử sử dụng phương pháp chia tách. Như vậy đối phương sẽ mở lời, chúng ta cũng sẽ có
cơ hội. Bắt đầu từ bộ phận có thể giải quyết được của vấn đề, chính là bí quyết thành công của
phương pháp chia tách.
Phương pháp kết hợp dẫn dắt ý kiến phản đối
Phần vừa rồi đã giới thiệu kỹ năng chia tách chuyển hóa sự trách móc hoặc nguy cơ thành nhiều
bộ phận khác nhau để giải quyết. Sau đây, chúng tôi tiếp tục giới thiệu tới bạn đọc một kỹ năng
khác với hiệu quả tương tự: phương pháp tổ hợp.
Những người từng đối thoại bằng ý đồ tâm lý hoặc bị thôi miên đều có kinh nghiệm như sau:
Đầu tiên, bạn hãy tưởng tượng ra một căn phòng, bạn đến bên ngoài căn phòng, sau đó thử đẩy
cửa bước vào, xem có đẩy được không? Đừng sốt ruột, cứ làm từ từ, bây giờ đẩy ra được rồi