THUẬT KHỞI NGHIỆP - Trang 109

cũng như những dự án có tính nghệ thuật như phim ảnh, video và
các dự án từ thiện. Việc kêu gọi vốn cộng đồng kém hiệu quả hơn
cho những dự án về công nghệ sinh học hay phần mềm vì những
dự án này cần tới hàng chục triệu đô-la tiền vốn và không tạo ra
xung lực mua hàng.

Theo Kickstarter, vào năm 2013, 3 triệu người từ hơn 200 quốc gia
đã cam kết 480 triệu đô-la thông qua việc sử dụng dịch vụ của
hãng. Đã có 19.911 dự án kêu gọi vốn thành công – xấp xỉ hơn 6 lần
những hợp đồng huy động vốn mạo hiểm được ký kết trong cùng
một năm. Sau đây là một vài ví dụ của những dự án kêu gọi vốn
cộng đồng thành công – “thành công” ở đây có nghĩa là các doanh
nhân này đã kêu gọi được vốn:

• Đồng hồ thông minh Pebble watch: 10 triệu đô-la

• Thang máy Dock: 1,4 triệu đô-la

• Bộ phim Veronica Mars: 5,7 triệu đô-la

Những ví dụ trên là những trường hợp ngoại lệ. Việc huy động vốn
cộng đồng rất hiệu quả cho những nguồn vốn từ 50.000 đến
250.000 đô-la, một lượng quá nhỏ để một công ty quỹ mạo hiểm
đầu tư. Không phải mọi dự án sẽ huy động được hàng triệu đô-la
như những ví dụ bên trên, nhưng có rất nhiều thuận lợi trong việc
huy động vốn cộng đồng như:

• Quá trình này không nặng nề như việc huy động vốn mạo hiểm –
thường là một công việc toàn thời gian chỉ trong vòng 6 tháng. Ví dụ
như bạn không phải viết kế hoạch kinh doanh và trải qua quy trình
thẩm tra từ các nhà đầu tư mạo hiểm.

• Không mất cổ phần của công ty. Mọi người đặt hàng trước hoặc
đóng góp cho bạn – họ không đầu tư và không nhận cổ phần. Một
lợi thế to lớn của việc không phải bán cổ phần là bạn không phải
báo cáo cho các nhà đầu tư mặc dù bạn vẫn có trách nhiệm đạo
đức phải thực hiện dự án của mình.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.