Áp dụng vào câu
Như vậy bạn đã biết được nhịp điệu chung của câu, cùng tác dụng do độ dài
ngắn tạo ra. Giờ là lúc cần xét đến câu riêng lẻ. Sau khi tìm được nhịp điệu
của lời nói, bạn còn phải bước thêm nhiều bước nữa để có thể viết cho hay
hơn.
Tất nhiên viết một câu ngắn mà hay dễ hơn một câu vừa dài lại vừa hay.
Bởi, với câu ngắn, bạn chỉ giữ lại phần quan trọng nhất của câu.
Mọi việc sẽ trở nên phức tạp hơn với câu dài. Về nguyên tắc, bạn có thể tạo
ra câu dài chỉ bằng cách thêm một số cụm từ ít nghĩa hoặc lặp lại những gì
đã viết bằng từ ngữ tương tự. Hậu quả: câu đã tẻ nhạt lại càng trở nên nhạt
nhẽo hơn.
Ví dụ:
Một trong những điều tối quan trọng đối với diễn viên là khả năng diễn
xuất, bởi vì đó là thứ mà mọi diễn viên đều phải có.
Câu này dài hơn câu gốc và chắc chắn còn tệ hơn cả sự nhạt nhẽo vì khá ngớ
ngẩn khi nêu điều quá hiển nhiên. Sau khi đọc, bạn có thể kết luận hoặc
người viết nghĩ rằng độc giả khờ hoặc chính anh ta ngốc.
Chắc chắn bạn có thể tạo ra một câu dài hơn bằng cách nối câu này với một
câu khác bằng từ nối. Đôi khi cách làm này có hiệu quả. Nhưng thường thì
không. Vì bạn có thể khiến cả đoạn trở nên lộn xộn nếu nối bất cứ hai câu
nào với “và” hoặc bất cứ từ nối nào khác.
Hãy xét tiếp câu về Tý và mèo: