ra, ép cứng chúng lại bằng cách vứt bỏ những gì dính dáng tới cách nói năng
bình thường
Nhận xét trên - dẫu hài hước - có thể giúp làm sáng tỏ một khó khăn, mà
phần lớn chúng ta đều đụng phải khi viết lách. Đó không phải là lối ngữ
pháp, chính tả hoặc bất cứ loại dạng lỗi “chính thức” nào. Những điều này
có thể gây khó khăn, nhưng lại không liên quan đến vấn đề thực sự: Làm thế
nào viết được những câu nghe tự nhiên, gần gần với lời nói?
Để vượt lên, bạn cần hiểu văn viết là một dạng nói năng nhưng cẩn thận,
trau chuốt hơn. Đó cũng chỉ là âm thanh. Và âm thanh thì “được nghe” chứ
không phải “được nhìn”. Mỗi bài viết luôn chứa đựng giọng nói của tác giả;
giọng của một người đang nói với người khác. Những âm thanh đó lập tức
in vào tai độc giả, mạnh đến nỗi có thể xem đọc giống như vừa nghe vừa
nhìn.
Khi bạn phải gấp một cuốn sách lại vì nó khó hoặc nhạt nhẽo hay đơn giản
vì không thể đọc hay không chú tâm, thì không phải cặp mắt của bạn phản
đối câu chữ trong đó, mà đôi tai của bạn. Chúng kháng cự lại âm thanh của
từ ngữ trên giấy. Chúng đòi hỏi từ ngữ đó phải mang giọng nói của con
người. Cũng chính đôi tai đã mách bảo cho bạn hồi bạn ấu thơ rằng câu về
Tý - mèo thật quá chán. Không ai lại nói như thế.
Và nếu viết được nghe như nói, thì chỉ cần nói trước viết sau - chuyển văn
nói sang văn viết một cách chính xác. Về mặt lý thuyết, khi làm như thế, văn
sẽ có giọng điệu tự nhiên. Nhưng bạn lại rơi vào một tình thế tiến thoái
lưỡng nan: câu của văn viết cần được “nghe” như khi nói miệng, nhưng lại
không thể hoàn toàn giống văn nói.