THUẬT VIẾT LÁCH TỪ A ĐẾN Z - Trang 99

Viết khác với nói

Viết không chỉ là ghi nguyên văn lời nói, mà còn cần nhiều hơn thế nữa:
diễn đạt rõ ràng ý tưởng, thông tin, không lan man.

Và phải làm sao để độc giả nào cũng hiểu ngay được ý mình. Lý do khá rõ
ràng. Lời nói không chỉ đơn thuần là từ ngữ. Trên thực tế, còn có nhiều yếu
tố đi kèm với nó, mà bạn không thể đưa lên trang giấy: ngữ điệu, nét mặt, cử
chỉ hoặc ngoại hình của người nói. Khi chuyển văn nói sang văn viết, từ ngữ
dường như trở nên quá trần trụi do thiếu những yếu tố đó.

Có bao giờ bạn nghe em nhỏ của mình nói thế này: Ông đó ổng tới rồi mẹ đi
xuống nhà mở cửa rồi mẹ nói ba không có ở nhà rồi người đàn ông đó bỏ đi
rồi mẹ vô nhà lên lầu lại rồi mẹ nói ổng muốn nói chuyện với ba...
Đương
nhiên, bạn sẽ không bao giờ nói thế, viết thế. Chuyện gì sai ở đây? Tại sao
những câu nói của em bạn lại quá khác biệt với văn viết?

Điều đầu tiên, rất dễ nhận thấy: em của bạn nói không ngắt quãng. Văn viết
phải khác. Muốn cho độc giả hiểu, cần chỉ ra: khi nào một ý tưởng hoặc
thông tin kết thúc; khi nào một ý tưởng hoặc thông tin khác bắt đầu. Bạn
cũng luôn dành cho độc giả chút thời gian nghỉ lấy hơi giữa hai ý tưởng
hoặc thông tin đó.

Thật ra, khi nói chuyện, bạn hay làm như vậy nhưng theo cách tự nhiên hơn.
Hẳn em của bạn cũng thế: Ông đó ổng tới/ rồi mẹ đi xuống nhà mở cửa/ rồi
mẹ nói ba không có ở nhà/ rồi người đàn ông đó bỏ đi/ rồi mẹ vô nhà lên lầu
lại/ rồi mẹ nói ổng muốn nói chuyện với ba.
Đối với văn viết, chúng ta dùng
dấu chấm ở cuối câu; mỗi dấu chấm là một chặng nghỉ.

Đối với ví dụ trên, khi chấm câu thì sẽ thành: Ông đó ổng tới. Rồi mẹ đi
xuống nhà mở cửa. Rồi mẹ nói ba không có ở nhà. Rồi người đàn ông đó bỏ

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.