THUẬT VIẾT LÁCH TỪ A ĐẾN Z - Trang 100

đi. Rồi mẹ vô nhà, lên lầu lại. Rồi mẹ nói ổng muốn nói chuyện với ba.

Chắc chắn, đoạn văn trên còn vụng về. Nhiều từ không cần thiết vẫn có mặt.
Hãy sửa thêm lần nữa: Ông đó tới. Mẹ đi xuống nhà mở cửa. Mẹ nói ba
không ở nhà. Người đàn ông đó bỏ đi. Mẹ vô nhà, lên lầu lại. Mẹ nói: Ông
đó muốn nói chuyện với ba.
Đến đây, bạn đã thấy đoạn văn ổn hơn một chút
về mặt câu chữ nhưng chưa được hay vì có nhiều dấu chấm, khiến độc giả
phải ngừng lại nhiều lần. Không ai thích đọc theo kiểu giật cục.

Và sửa tiếp:

Một người đàn ông tới nhà. Mẹ xuống nhà mở cửa và nói ba không ở nhà.
Sau đó, ông ta bỏ đi. Mẹ vô nhà, quay lên lầu nói: “Ông đó muốn nói
chuyện với ba”.

Khi so sánh đoạn văn trên với cách nói của em nhỏ, bạn thấy rằng chúng ta
đã chuyển từ văn nói sang văn viết, bỏ bớt được một số từ. Và có chỗ chúng
ta cũng đã gom hai câu thành một:

Mẹ xuống nhà mở cửa và nói ba không ở nhà.

Trên thực tế, văn nói luôn lộn xộn, cẩu thả và lặp đi lặp lại. Ngay cả những
lời bay bổng nhất cũng trở nên tầm thường khi được viết ra. Vì vậy không
có văn bản nào có thể giữ được chuyện “đó-là-cách-tôi-thực-sự-muốn-nói”.
Vì vậy bạn cần viết tốt hơn so với nói: hay hơn, thâm thúy hơn, nhưng vẫn
tự nhiên và dễ chịu.

Có vẻ như những điều trên là không thể. Giọng nói, gương mặt, điệu bộ
dùng khi nói năng không giúp ích gì cho bạn. Từ ngữ của văn nói cũng thế.
Vậy chỉ còn lại một yếu tố: nhịp điệu. Đây là yếu tố duy nhất bạn có thể
mượn từ văn nói, nếu muốn viết cho thật tự nhiên.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.