THUNG LŨNG CÔ TAN - Trang 118

Nhưng rồi anh lại thôi vì trong thâm tâm, anh cũng không hiểu ý của người
đã khuất như thế nào.

Thực ra, trong cuộc chiến đấu đang ngày càng ác liệt như vậy, giữa cái

bảng phích điện thoại của Liên và cái vòng lá quế của Kha, đã chắc chỗ nào
xứng đáng hơn chỗ nào!

*

Không nghỉ, không ngừng, không quân Mỹ đã liên tục đánh phá vùng

Cô-Tan mười hai giờ liền bằng đủ loại máy bay và đủ loại vũ khí thích hợp,
trong đó có những loại vũ khí lần đầu tiên được mang ra sử dụng như bom
bi mũi tên, bom lân tinh phun vòi rồng, mìn bạch tuộc, bom khí áp, bom
khoan địa tầng 7 tấn..

Nhưng thời gian trận đánh cũng như số lượng vũ khí sử dụng chưa phải

là điều quan trọng nhất, điều đặc biệt nguy hiểm đối với số phận Cô-Tan là
phương thức đánh phá của địch.

Vào khoảng trưa hôm sau, sau khi trận đánh kết thúc, cả vùng Cô-Tan

như một con voi khổng lồ nằm phủ phục dưới chân ngọn Chân Linh, với vô
vàn nhát chém trên mình. Đoạn đường đi qua Cô-Tan, dài khoảng hơn hai
cây số, bị băm nát từng mảnh; Suốt dọc ven đường về phía sườn Cô-Prêu,
chi chít những hố bom 7 tấn khoan sâu vào địa tầng và trở thành những cái
giếng khổng lồ, nước ngập ngụa. Đáng chú ý nhất là những loạt bom ném
xuống sườn Cô-Prêu và sườn Chân Linh. Những hố nổ không đan dày kiểu
mặt sàng hủy diệt như B52, mà lượn thành những vòng cung, vằm núi ra
từng mảng lớn. Sườn Cô-Prêu dệ hẳn xuống, đẩy đoạn đường dưới chân lùi
ra phía sông Cô-Tan đến gần hai chục thước.

Tóm lại, có thể nói, hiện tại Cô-Tan là một vùng tử địa, tất cả các phương

tiện vận tải đường bộ, đường thủy, hoặc lưỡng tính thủy-bộ, đều không thể
đi qua được.

Nguyên lý đường ở đây đã bị xóa bỏ!

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.