Cuộc đàm thoại kết thúc bằng một câu ngắn gọn, vừa có tính chất tuyên
dương, vừa có tính chất một chỉ thị của Lin-đơn Giôn-xơn:
- Ngài Giôn Đao, mong ngài hãy nghe rõ lời tôi. Từ nay kế hoạch của
ngài được phép mang bí hiệu «Pax Americana»
Pax Americana! Lin-đơn Giôn-xơn khe khẽ nhắc lại và nhẹ nhàng đặt
máy xuống. Lão hình dung thấy hai tiếng đó vừa là sự im bặt bất động của
một vùng đất chết dưới những lớp băng hà nóng, vừa là tiếng xô đẩy ầm ầm
của một quá trình trôi giạt các lục địa do áp lực của các lớp Sial và Sima
gây ra mà giờ đây những áp lực này được biểu hiện bằng sức mạnh Hoa
Kỳ.
Pax Americana sẽ xếp đặt lại thế giới hiện đại theo một cấu trúc mới
cũng như các lớp Sial và Sima đã xếp đặt các lục địa của hành tinh này từ
kỷ Cacbon.
Thật là khủng khiếp.
Vậy kế hoạch Pax Americana là cái gì mà ghê gớm thế? Và Giôn Đao,
tác giả của cái kể hoạch đó là ai?
Hãy ngược lại thời gian một chút.
Cách đây hơn ba năm, sau khi đọc bài diễn văn về vấn đề Việt Nam tại
trường đại học Hốp-kin ở Ban-ti-mo về chính sách «cái gậy và củ cà rốt»,
ngày mồng 1 tháng 5 năm 1965, Lin-đơn Giôn-xơn đã đến thăm «trại hè
khoa học» do công ty Pho tổ chức hàng năm. Qua cuộc thăm viếng hơi bất
thường này, Lin-đơn Giôn-xơn đã đích thân tổ chức một tập đoàn cố vấn
khoảng hai ngàn nhà nghiên cứu khoa học thuộc đủ mọi ngành trí thức hiện
đại nhất để giúp hắn đề ra những biện pháp tiến hành chiến tranh ở Bắc
Việt Nam. Số cố vấn này được rút ra từ những trung tâm nghiên cứu thuộc
các trường đại học Mỹ. Thực ra, về danh nghĩa, thì những trung tâm này
nằm trong các trường đại học, nhưng thực tế nó là những tổ chức độc lập
chuyên phục vụ cho các kế hoạch của Lầu Năm góc và Bộ Ngoại giao Mỹ.
Người Mỹ đã gọi những tổ chức này là các «công xưởng biết nghĩ». Các