Tôi vẫn phân vân không hiểu tại sao Kay Lake lại cười và bỏ đi đột ngột
như vậy. Có ai đó nhìn thấy tôi và hét lên. “Bleichert, Bleichert cũng có
mặt!” Tôi vội vàng chạy ra chỗ đậu xe nơi có chiếc Chevy đã bị cầm cố hai
lần của mình. Tôi rút lui nhưng không biết làm gì hơn ngoài việc sẽ tìm
hiểu thông tin về cô nàng bụi đời khó hiểu kia. Tôi quyết định sẽ tìm đọc
các bài báo viết về cô ta.
* * *
Một nhân viên thuộc phòng tư liệu của tờ Herald, hình như ấn tượng với
tấm phù hiệu của tôi nên đưa thẳng tôi đến chỗ bàn đọc. Tôi nói với anh ta
tôi quan tâm đến vụ cướp ngân hàng Boulevard-Citizens và việc buộc tội
tên cướp bắt được. Chưa đầy mười phút sau, anh ta quay lại với hai tập hồ
sơ bọc da dày cộp trên tay trong đó có các bài báo được sắp xếp cẩn thận
theo thứ tự thời gian từ ngày 1 tháng 1 đến 12 tháng 2.
Ngày 11 tháng 2 năm 1939, một nhóm bốn tên đã cướp xe bọc thép chở
tiền ở một khu phố vắng người của Hollywood. Bọn chúng dùng xe mô tô
cố tình gây tai nạn để đánh lạc hướng người lái xe ôtô. Khi người lái xe rời
khỏi ôtô xem hiện trường vụ tai nạn, chúng dí dao vào cổ họng anh ta
khống chế và buộc hai nhân viên bảo vệ khác còn ngồi trong xe cho chúng
vào. Khi đã vào trong, chúng gây mê cả ba người, trói họ lại và thay sáu
túi đựng toàn số điện thoại và đồng xèng bằng sáu túi đựng tiền. Một tên
lái chiếc xe bọc thép; ba tên còn lại lấy quần áo của mấy nhân viên bảo vệ
mặc vào. Ba tên này ngang nhiên đi vào ngân hàng. Một tên khống chế chủ
ngân hàng, hai tên còn lại chộp mấy túi đựng tiền thật và lao ra cửa. Lúc
này tên lái xe cùng vào trong ngân hàng. Hắn dồn hết các nhân viên thu
ngân vào một phòng, khống chế và nhốt họ bên trong. Khi cả bốn tên vừa
quay ra đến ngoài đường thì xe tuần tra của cảnh sát Hollywood đến do
nhận được tín hiệu từ đường dây báo động riêng giữa ngân hàng với cảnh
sát. Cảnh sát yêu cầu hai tên cầm tiền dừng lại, bọn chúng nổ súng và cảnh