một mình, mà phải quyết định sau khi bàn luận đầy đủ với nhiều người. Còn
những quyết định nhỏ không quan trọng thì không cần thiết phải bàn luận với
nhiều người. Nhưng khi bàn luận về những vấn đề công trọng đại, phải luôn
luôn cẩn trọng để tránh phạm sai lầm. Bởi vậy, nếu bàn luận đầy đủ với nhiều
người thì lý lẽ sáng tỏ sẽ đưa đến kết luận đúng đắn".
Tôi tưởng chuyện này là chuyện trăm ngàn năm về trước, không ngờ đọc
sách về kinh tế tư bản hiện nay ở Nhật mới biết rằng đây không hẳn là
chuyện đời xưa. Ðây là chuyện vẫn xảy ra trong lối làm việc của các doanh
nghiệp hiện nay, được canh tân lại mà thôi. Hơn thế nữa, đây là khuôn vàng
thước ngọc. Một trong những cách thức để đi đến sự đồng thuận - tuy rằng sự
đồng thuận này có vẻ hình thức – là ringi. Nghĩa là yêu cầu tất cả nhân viên
liên hệ trong hãng đồng ý bằng bút mực hẳn hoi về một quyết định được đưa
ra dưới hình thức dự thảo. Một cách thức khác nữa là hội họp liên hãng (giữa
nhiều hãng khác nhau) để đi đến đồng thuận: đó là renrakukai.
Còn nữa, nhiều lắm. Chỉ trích thêm ở đây một điều lệ trong một hãng lớn.
Ðiều 5: “Chúng tôi quan niệm rằng hòa là giá trị tối cao. Quyền lợi của hãng
thắng quyền lợi của mỗi nhân viên. Ðiều quan trọng nhất trong quyền lợi của
hãng là hòa hợp, hòa bình, sự đồng thuận của các nhân viên, sự nhất trí của
mọi con tim. Ở hãng, chỉ nói những gì hợp với tinh thần nhất trí, đừng tranh
luận.”
Tác giả viết thêm: người Nhật hết sức tránh tranh cãi, bất lợi cho hòa khí, mà
lại còn gây mầm mống cho chia rẽ về sau. Vì vậy để lấy quyết định, phải qua
nhiều hình thức: họp sơ bộ nhiều lần, gọi là nemawashi (lấy bớt rễ nhỏ để
bứng trồng một cây) để lấy ý kiến và để chấp thuận một dự thảo, nhiều khi
cứ hai người họp với nhau để bàn và cứ thế mà tiếp tục dần dần. Nhiều khi
không phải họp hai người, mà là nhiều người trong một buổi họp long trọng:
đó là ringi hoặc mochimawari.
Nếu thất bại, thì là thất bại chung, chứ không phải chỉ chủ hãng thất bại. Nếu
đó là một ê kíp thể thao, thì tất cả phải... xuống tóc. Ngày Nhật đầu hàng,