văn hóa Trung Hoa, Nhật Bản, Triều Tiên, Việt Nam là chuộng chữ "Hòa".
Hòa hợp. Với mình, thì hòa giữa thể xác và tinh thần, trong nhà thì hòa giữa
vợ chồng, con cái, anh chị em. Trong làng xóm thì hòa với láng giềng. Vào
sở thì hòa với đồng nghiệp. Lý tưởng là như vậy.
Ðó cũng là lý tưởng của Khổng Tử. Ngài nói: chuyện đáng lo trong nước
không phải là thiếu vật dụng mà là thiếu quân bình trong việc phân chia. Thế
là hòa trong lĩnh vực xã hội, kinh tế. Ngài nói thêm: nghe kiện cáo thì ngài
chẳng hơn ai, nhưng ngài biết một điều quan trọng hơn thế là làm sao đừng
xảy ra kiện tụng.
Kinh Thư tán dương vua Nghiêu vì biết cai trị bằng chữ Hòa. Vua Thuấn
dùng nhạc để làm hòa tính tình.
Muốn trích dẫn Khổng Mạnh về chữ "hòa" thì trích dẫn bao nhiêu cũng
được, mở sách ra là thấy. Nhìn vũ trụ? Vũ trụ không phải biến dịch hỗn độn
mà rất có trật tự, cho nên mới gọi là Thái Hòa: "Ðạo trời biến đổi, mọi vật
theo đúng khuynh hướng tiến triển của tính, gìn giữ Thái Hòa". (Kiền đạo
biến hóa, các chính tính mệnh bảo hợp Thái Hòa (Kinh Dịch).
Nhìn vào nội tâm? "Chỉ có người hết sức thành thật trong thiên hạ mới có thể
phát triển trọn vẹn tính mình; có thể làm trọn tính mình thì có thể làm trọn
được tính người; có thể làm trọn được tính người thì có thể làm trọn hết được
tính vật". Nghĩa là hòa với mình thì hòa được với người, hòa được với cả vũ
trụ. "Cách vật trí tri, thành ý, tu thân, tề gia, trị quốc, bình thiên hạ" là chu kỳ
của chữ "Hòa". Hòa từ trong với thành ý để hòa với bên ngoài, với gia đình,
với xã hội, với quốc gia, với cả hoàn cầu, vì lý tưởng của Khổng là "thế giới
đại đồng".
Từ chỗ thành thực với bản tính, sách Trung Dung trình bày cả một vũ trụ
quan quân bình và hòa diệu giữa ngoại giới với nội giới, khách quan và chủ
quan, vật và tâm, hiện tượng và bản thể. Tại sao? Tại vì bản tính vốn thiện,
vốn quân bình hòa diệu. "Mạc hiện hồ ẩn, mạc hiển hồ vi...". Chẳng cái gì ẩn
náu trong lòng mà không hiển hiện ra được, chẳng cái gì nhỏ mấy ở trong
lòng mà không thể trở nên rõ rệt được. Cho nên "mừng, giận,vui, khi chưa