hiện nay của chúng ta, ta chưa đủ sức tự vệ để tự cho phép mình động đến
mã số gène của chính mình". Lorenz chỉ vào mặt các khoa học gia đang táy
máy động đến những vấn đề đó, gọi họ là "bọn côn đồ khoa học".
Ðã là "côn đồ" thì tất nhiên luật pháp bị thách thức. Trong chừng mực nào,
họ là khoa học gia, trong chừng mực nào táy máy của họ có tính cách côn
đồ? Chận đứng công việc của họ thì khoa học không tiến; khoa học tiến hỗn
loạn thì không những đạo đức không còn mà nhân loại không chừng sẽ mất
luôn nhân tính. Luật ì ạch chạy theo tiến triển khoa học. Vừa chạy theo vừa
cảm thấy bất lực, cho nên phải nhờ cậy đến quan điểm của đạo đức và của
triết lý.
...
II - CHỮ HÒA TRONG VĂN MINH TRUNG HOA, NHẬT BẢN VÀ
TRONG GIỚI LUẬT PHẬT GIÁO.
Các luật gia Ðức thuộc trường phái lịch sử cho rằng mỗi dân tộc có một cái
hồn, một "volksseele". Quan niệm này bị nhiều người chỉ trích, vì thiếu tính
cách khoa học, ai muốn quả quyết gì cũng được. Thế nhưng phải nhận rằng
mỗi dân tộc có một cách sống, cách suy nghĩ riêng và cách sống đó ảnh
hưởng trên luật, chính trị, triết lý, tư tưởng, văn chương... Tôi mở một cuốn
giáo khoa về luật Nhật Bản của một giáo sư danh tiếng, Yosiyuki Noda, và
tôi thấy gì?
Chương 1: Dân chúng Nhật không thích luật.
Chương 2: Những đặc điểm của đời sống tinh thần của dân tộc Nhật.
Sau đó mới đến chương 3, chương 4 v.v... về luật Nhật Bản. Mở đầu chương
2, ông nói thành thật: tôi không đủ thẩm quyền để phê phán tính cách khoa
học của các lý thuyết nói về đặc tính dân tộc, nhưng sau khi đọc kỹ những lý
thuyết đó, tôi có cảm tưởng rằng, có lẽ không đến nỗi viễn vông khi nói rằng
mỗi dân tộc có một đặc tính.
Riêng tôi, tôi muốn nói thêm: mỗi nền văn hóa có một đặc tính. Ðặc tính của