THƯỢNG ĐẾ, THIÊN NHIÊN, NGƯỜI, TÔI VÀ TA - Trang 109

không có nghĩa xấu. Lễ là hình thức, luật cũng là hình thức, cả hai đều là
hình thức chủ nghĩa, nhưng khác nhau ở cách nhìn chiều hướng. Luật khi nào
cũng buộc phải tôn trọng hình thức: lập chúc thư, ký hợp đồng... Ðể làm gì?
Ðể có bằng cớ rõ ràng về ý định. Có ý định và ý định đó phát biểu rõ ràng
qua hình thức bên ngoài. Luật là đi từ ý định bên trong và ghi ý định đó rõ
ràng ở bên ngoài, từ trong ra ngoài. Lễ, ngược lại, đi từ cử chỉ ở bên ngoài để
un đúc, vun trồng tính tình ở bên trong, từ ngoài vào trong. Cho nên luân lý
của Khổng là luân lý xã hội. Luật là biểu hiện của cá nhân chủ nghĩa. Lễ là
biểu hiện của cộng đồng chủ nghĩa (communautarisme). Xã hội, đoàn thể là
có trước con người, cho nên ý định của con người phải phù hợp với hòa hợp
xã hội, và sự phù hợp này được định nghĩa ở bên ngoài các cá nhân.
Vậy, lễ là Khổng, là Trung Hoa. Nhật Bản du nhập văn hóa Trung Hoa cũng
lấy lễ làm gốc. Nhưng làm sao duy trì lễ được từ lúc Minh Trị Thiên Hoàng
canh tân ráo riết chính trị và kinh tế? Làm sao lễ nghĩa được khi tương quan
kinh tế đi vào cạnh tranh? Ấy thế mà Nhật duy trì được ý thức hòa hợp xã hội
dưới chữ "Wa". Cả trăm ngàn cung cách, lễ nghĩa vẫn tiếp tục tồn tại để nâng
đỡ trật tự, tôn ty xã hội và nhất là để làm giảm bớt, làm thoa dịu những quan
hệ kinh tế quá thô bạo. Chỗ nào cũng có lễ: khai mạc, kỷ niệm, sinh nhật,
cưới hỏi, lễ lược, tiệc tùng cho đến cái tách trà uống với đồng nghiệp, cái
chấp tay cúi đầu, tất cả đời sống xã hội được lễ hóa một cách tự nhiên đến
nỗi chẳng còn để mấy chỗ hở cho một cung cách cá nhân riêng biệt, đến nỗi
khi cá nhân bộc lộ đặc tính thì cảm thấy kỳ kỳ thế nào. Ðây là nét độc đáo
của xã hội Nhật hiện nay. Trong đời sống luật pháp, đầu óc chuộng chữ hòa
đó được biểu lộ rất rõ: Nhật có dân số gấp đôi Pháp, và có kinh tế nếu không
cao hơn thì ít nhất cũng bằng Pháp, vậy mà số luật sư ở Nhật thấp hơn Pháp
nhiều. Mà nghề luật thì cũng không mấy người ưa.
Tại sao hòa sống dai dẳng như thế ở Nhật và mạnh hơn hết thảy các nước
cùng văn hóa Trung Hoa? Nhiều thuyết được đưa ra và nhiều lý lẽ được đưa
ra. Một trong những lý lẽ đó là sự canh tân Trung Hoa đã phải trải qua bao
nhiêu cách mạng, còn sự canh tân ở Nhật thì không qua cách mạng nào cả.
Nhật không biết cách mạng! Tôi đọc trong sách của Giáo sư Noda: người
Nhật nghe nói đến cách mạng thì sợ lắm. Nhật học thuộc lòng Khổng Mạnh,

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.