dẫm nát, ta hãy dùng khổ để vươn lên, dùng khổ như là một khí cụ để học
cách hiểu mình hơn và hiểu người khác hơn. Sửa đổi bên trong của mình
toàn vẹn, lìa ra khỏi khổ, điều đó rất cần thiết để phát triển từ bi và có lẽ, sau
đó, một thái độ vị tha: lúc nào cũng nhường phần thắng cho người khác và
hạ mình xuống hàng thứ hai. Người khác đứng đầu, ưu tiên.
Vị tăng này là giáo sư, và tất nhiên phải lên trật, lên ngạch, nghĩa là phải dẫm
lên chân người khác chứ!
Do đó mà có câu hỏi tiếp theo:
– Ðồng nghiệp của ông muốn chiếm chỗ của ông. Ông nói với người ấy thế
này chăng: "O.K, tôi xuống hàng thứ hai"? Có thể nào dung hòa từ bi với
cạnh tranh?
Trả lời:
– Cạnh tranh là cái mặt đối chọi lại với những gì tôi vừa nói, bởi vì dựa trên
quyền lợi cá nhân. Nhưng không phải vì, về mặt tâm linh, tôi nhường chỗ
thắng cho người khác mà tôi nhất thiết phải biến mình thành thánh và để cho
kẻ khác dẫm chân! Hy sinh về mặt vật chất cho người khác, điều đó chẳng
đem lợi lộc gì đến cho người khác cả. Thật ra, điều mà ta cần thay đổi là cách
suy nghĩ của ta: trong trường hợp nghề nghiệp chẳng hạn, thay vì trước đây
chúng ta tranh giành nhau chỉ vì mục tiêu vị kỷ, bây giờ hãy thử tập hành
động vì lợi ích toàn thể và làm theo những quy tắc đạo đức.
Tôi nghĩ vị tăng đó sống thực như vậy. Và tôi phục. Vì sao? Vì vị tăng sống
với tục mà vẫn sống đạo được như thường, là chuyện quá khó.
Giới luật Phật giáo là giới luật của Tăng và giữa Tăng với Tăng, nghĩa là
cùng ở trong một đoàn thể thuần nhất, cùng đạo, cùng chia sẻ những giá trị
giống nhau, cùng tu, cùng nhắm mục đích như nhau. Trong một đoàn thể
thuần nhất như vậy, chữ hòa sẽ không còn mặt tiêu cực nữa, mà chỉ còn mặt
tích cực. Nói như hiến pháp của vua Thánh Ðức, trong một đoàn thể thuần
nhất như vậy, hòa quả là có địa vị tối thượng. Không có hòa thì không làm gì