nguyên tắc hành động, nhưng trong xã hội có những nguyên tắc hành động
khác mà không phải là luật. Làm sao phân biệt những nguyên tắc có tính luật
với những nguyên tắc khác? Ðâu là nguyên tắc luật, đâu là nguyên tắc phong
tục? Ðâu là nguyên tắc luật, đâu là nguyên tắc luân lý? Ðâu là nguyên tắc
luật, đâu là nguyên tắc tôn giáo? Cho nên, chuyện trước tiên là phải là phân
biệt luật với phong tục, luân lý, tôn giáo. Ðâu có dễ! Sự phân biệt này đến rất
muộn trong các nền văn minh. Tất cả lẫn lộn với nhau trong các luật cổ. Luật
cổ Trung Hoa chẳng hạn là một ví dụ gần gũi chúng ta. Với phong tục, hiện
tượng luật có lẽ dễ phân biệt nhất, nhưng cũng đã khó rồi. Với luân lý và tôn
giáo, nhiều khi không phân biệt nổi. Vậy, bắt đầu với cái dễ trước.
I - LUẬT VÀ PHONG TỤC.
So sánh với luân lý, phong tục ở cấp dưới. Ðây là những nguyên tắc hành
động theo thói quen, không bao hàm những phán đoán giá trị, cũng không lôi
kéo theo những cắn rứt, những nhức nhối lương tâm trong trường hợp vi
phạm. "Yêu nhau cởi áo cho nhau" là một câu hát tình tứ thôi, nhưng đeo
nhẫn cho nhau thì đã đi vào tập tục của chàng và nàng. Vậy đeo nhẫn là một
phong tục? Ở Âu Châu, người ta kín đáo liếc mắt nhìn nhanh nơi ngón tay
xem nó có óng ánh vàng hay không, để gọi người nói chuyện với mình là
"bà" hay "cô". Khổ thay, đợt sóng mới bây giờ ăn ở với nhau mà chẳng cần
trang điểm gì cho ngón tay thứ tư mỹ miều nơi bàn tay trái cả.
Một số nhà xã hội học ở Mỹ đào sâu khái niệm phong tục, phân tích cấp bậc
giữa folkways và mores, đưa đến sự phân biệt cao thấp giữa:
- law (luật)
- mores (phong tục nghĩa hẹp)
- folkways (cách sống của một dân tộc)
Folkways là những lề thói thông thường, không quan trọng, ta làm hằng ngày.
Ví dụ: cách ăn mặc. Ở Huế ngày trước, mới đây thôi, các chị bán chè bán
cháo gánh hàng với chiếc áo dài, cực mấy cũng vậy, nóng mấy cũng vậy. Ví