THƯỢNG ĐẾ, THIÊN NHIÊN, NGƯỜI, TÔI VÀ TA - Trang 11

trật tự đó phần nhiều không liên hệ đến toàn thể xã hội, mà chỉ liên hệ đến
nhóm này nhóm kia, tầng lớp này tầng lớp nọ trong xã hội. Còn khác với luật
nữa là sự vi phạm những nguyên tắc của phong tục, vì không gây thiệt hại gì
đáng kể, nên không bị truy tố trước tòa án, trừ trường hợp vi phạm trầm
trọng. Ví dụ: vô phép biến thành nhục mạ.
Nói như vậy, chứ sự phân biệt không dễ. Xã giao, lịch sự, danh dự... lắm khi
cũng ràng buộc. Ở Âu châu, người ta nói: "Thưa quý bà, quý ông", có ai nói
ngược đâu! Ở ta, nếu ai nói: "Vợ tôi và tôi", e rằng trong cử tọa có tiếng cười
khúc khích. Thế hệ của mẹ tôi không bao giờ tiếp khách nơi bộ xa lông của
cha tôi. Hãy xem cách ngồi của mẹ tôi: không bao giờ vắt chân chữ ngũ. Và
hãy xem cách người ta khẩn khoản xin ai một đặc ân: chấp tay vái, lạy, quỳ.
Không ai buộc phải làm như thế cả. Nhưng ai cũng làm. Lấy danh dự ra mà
thề thốt, rồi không làm, chẳng chết chóc gì cả. Nhưng đừng tưởng rằng
không có những nguyên tắc danh dự. Tất cả những chuyện đó tưởng như phát
xuất từ bản năng mà kỳ thật là đã được quy định một cách thầm kín. Bởi vậy,
rất khó phân biệt. Nhưng chính vì vậy mà sự phân biệt luật với phong tục là
căn bản trong xã hội học luật. Montesquieu đã làm sự phân biệt đó trong tác
phẩm L’Esprit des lois, nhưng Montesquieu chỉ mới dọn đường cho Marx
thôi, Marx mới rành mạch: luật phát sinh ra từ tư hữu; trước khi có tư hữu,
tất cả chỉ là phong tục.

Trong luật thành văn, sự phân biệt luật và phong tục có vẻ dễ hơn so với luật
bất thành văn (hay là luật phong tục: droit coutumier). Nhưng nhất quyết thế
này thì người Nhật chẳng hạn không tin. Ở Nhật, bên cạnh những nguyên tắc
luật pháp có những nguyên tắc hành động khác không phải là luật pháp mà
người ta vẫn tự buộc mình phải theo như thường. Ðó là những nguyên tắc
Giri. Giri là gì, người Nhật cũng không định nghĩa nổi, chỉ có thể nói một
cách chung chung rằng đó là cách thức phải cư xử đối với người khác tùy
theo tình trạng xã hội của mình: con đối với cha, trò đối với thầy, tớ đối với
chủ, kẻ chịu ơn đối với người thi ân... Chẳng hạn: chủ hãng phải biết chú ý
đến đời sống riêng tư, gia đình của người làm công trong hãng; ngược lại,
nếu chủ dọn nhà mà người làm công không biết đến giúp một tay thì thiếu sót
Giri. Chẳng hạn: tôi quen hớt tóc ở hiệu anh Xoài; bỗng nhiên có ngày tôi đi

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.