hớt tóc ở hiệu anh Mít, thế là tôi áy náy lắm, vì cảm thấy cư xử không đúng
với Giri.
Luật gia đình của Nhật thừa nhận hợp đồng hôn nhân. Nhưng nếu anh hôn
phu nào đó, trước ngày cưới, đả động với người đẹp đến chuyện tiền bạc
trong đời sống tương lai giữa hai người, thì anh ấy bạo gan quá, vì chẳng biết
Giri gì cả. Ðó là lý do cắt nghĩa tại sao từ ngày ban hành luật gia đình ở Nhật
chẳng mấy ai chọn hợp đồng hôn nhân.
Cái gì buộc người ta phải theo Giri? Danh dự. Sợ mất mặt! Mất mặt quan
trọng lắm, nhiều khi còn quan trọng hơn cả mất mạng.
Ruth Benedict phân biệt hai loại văn minh: một văn minh xây dựng trên ý
niệm hổ thẹn, và một văn minh xây dựng trên ý niệm tội lỗi. Trong văn minh
thứ hai, vi phạm một nguyên tắc luân lý bị xem như một tội lỗi. Ý tưởng lỗi
đè nặng trên lương tâm người vi phạm. Bởi vậy, người ta cố tránh làm điều
xấu để khỏi phải tự trách mình trong thầm kín của lương tâm; còn người khác
biết hay không biết điều xấu mình đã làm, chẳng quan trọng gì cả.Trong văn
minh hổ thẹn, ngược lại, người ta tránh làm lỗi để khỏi bị người khác chê
cười. Bởi vậy, nếu không ai thấy mình làm lỗi, mình sẽ làm lỗi, bởi vì có mất
mặt đâu. Ðiều mà người ta cố tránh là sự chê cười của người khác ngay cả
trong những sự việc nhỏ nhặt của cuộc sống. Sự trừng phạt tâm lý đó khiến
những nguyên tắc Giri được chấp hành một cách rất nghiêm túc. Khi mà Giri
được đưa lên hàng đầu như thế, những nguyên tắc luật pháp xây dựng trên
khái niệm luật và nghĩa vụ rất khó thấm vào xã hội.
II - LUẬT VÀ LUÂN LÝ
Sự phân biệt rõ hơn, nhưng cũng không phải dễ.
Trước hết, luật và luân lý khác nhau về mục đích. Mục đích của luật là duy
trì trật tự xã hội. Mục đích của luân lý là làm tốt bản thân, làm tốt nội tâm.
Luân lý nói đến bổn phận. Rộng hơn nữa, nói đến công bằng, Luật cũng có
nói đến bổn phận, nhưng ít. Chưa kể có lúc, vì trật tự xã hội, luật quy định
trái với luân lý. Ví dụ: người ăn trộm một vật gì đó, có thể trở thành sở hữu
chủ sau 30 năm. Trong luật hôn nhân của Pháp (và miền Nam cũ) không thể