THƯỢNG ĐẾ, THIÊN NHIÊN, NGƯỜI, TÔI VÀ TA - Trang 14

cấm của tôn giáo tại các nước này vừa khó vừa giả tạo. Ai cũng biết vài ví
dụ: khăn quàng của phụ nữ Hồi giáo, thịt bò đã được làm phép của Do Thái,
thịt heo cấm ăn trong Hồi giáo [1].
Thứ ba, ngay tại châu Âu, ảnh hưởng của tôn giáo vẫn còn. Tại Anh, báng bổ
thần thánh vẫn còn bị phạt tội, tuy sự truy tố đã trở thành vô cùng hiếm hoi.
Ngoài ra, ai dám bảo luật hôn nhân, ly dị không chịu ảnh hưởng tôn giáo?
Nguyên tắc ưng thuận giữa hai vợ chồng là do đạo Ki-tô đưa vào.
Vậy thì luật và tôn giáo khác nhau chỗ nào? Ở chỗ chế tài. Vi phạm nguyên
tắc tôn giáo là vi phạm mối tương quan giữa một người với Thượng Ðế. Vi
phạm luật thì Nhà nước trừng trị.
Tôi tóm tắt những điều đã nói ở trên: không ai định nghĩa được luật, cho nên
phải tạm bằng lòng với một định nghĩa tương đối, xem luật như là những
nguyên tắc hành động xã hội. Khốn thay, xem như là nguyên tắc, thì lại vấp
phải nhiều khó khăn trong việc phân biệt với những nguyên tắc khác của
phong tục, luân lý, tôn giáo, cũng là những nguyên tắc hành động xã hội.
Bởi vậy, từ xưa đến nay, người ta thường nghĩ rằng trên những nguyên tắc đó
còn có những ý niệm gì khác để diễn tả đúng hơn đối tượng của luật. Ý niệm
gì? Một trong những ý kiến xưa nhất và bền bỉ nhất là công bằng (justice).
Trong văn minh Hy Lạp, một thi sĩ hồi thế kỷ thứ 7 trước TL, Hésiode, đã
đưa một ý nghĩ vào thần thoại: vị thần tượng trưng cho công lý, công bằng
(Dikê) là con của Zeus (chúa tể của các vị thần) và Thémis, nữ thần tượng
trưng cho luật. Cứu cánh của luật, như vậy, không phải là trật tự, mà là công
bằng. Ý nghĩ này được tất cả các triết gia danh tiếng cổ Hy Lạp thừa nhận,
nhất là với Platon và Aristote. Platon cố gắng tưởng tượng ra một nền luật
pháp lý tưởng. Aristote thực tế hơn, suy nghĩ về một luật tự nhiên hợp với
bản chất tự nhiên của sự vật, một luật tự nhiên có thể thay đổi tùy theo hoàn
cảnh của từng xã hội và từng thời gian khác nhau.
Ý nghĩ về công bằng của cổ Hy Lạp ảnh hưởng trên các triết gia cổ La Mã.
Họ nói: Không có công bằng, các vương quốc chỉ là lãnh thổ của bọn ăn
cướp. Cicéron (thế kỷ 1 tr.TL) kể: Alexandre Ðại đế bắt được một tên cướp
biển khét tiếng, hỏi: "Tại sao nhà ngươi làm nghề cướp biển?". Trả lời: "Còn
nhà vua, tại sao nhà vua làm nghề ăn cướp thế giới? Tôi chỉ có một chiếc

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.