THƯỢNG ĐẾ, THIÊN NHIÊN, NGƯỜI, TÔI VÀ TA - Trang 10

dụ nữa: cách chào. Ở Âu Châu hôn nhau chút chút như kiến gặp nhau, ở
Miến Ðiện thì chắp tay trang nhã, ở ta... thì thế nào nhỉ? Ví dụ thêm: cách ăn
uống. Ở ta có cái thói (và cái thú) nhậu lai rai mà Âu Mỹ không có, nhậu và
ăn hàng bất kể giờ giấc. Nhậu đó rất khác với tập tục khai vị (apéritif) của Âu
Châu. Ở Âu Châu, món súp dọn trước; ăn tiệc cưới tiệm Tàu, món cháo dọn
sau cũng hấp dẫn quá! Nói tóm, đó là thói quen, nhưng không phải là riêng
của một cá nhân hay gia đình nào, mà là của một dân tộc hoặc ít ra của một
tầng lớp xã hội.
Mores khó phân tích hơn. Ở Mỹ trước đây có thói buộc anh chàng sở khanh
phải chữa lỗi bằng cách cưới cô gái trót mang thai với anh ta. Thói này có thể
đã là luật trong thời đại trước (Thánh kinh Do Thái, Exode 22:16). Nhưng
ngay trong xã hội hiện tại, vẫn thấy thấp thoáng bóng dáng của nguyên tắc đó
như một nguyên tắc đáng làm, phải chăng, hợp tình hợp lý.
Khác nhau giữa moresfolkways là hậu quả của vi phạm. Vi phạm mores
thì làm thiệt hại quyền lợi kẻ khác: người con gái bị quyến rũ, đứa bé trong
thai. Vi phạm folkways thì chẳng gây thiệt hại cho ai cả. Ðó là nói thế, chứ
xét cho kỹ, không đơn giản lắm đâu. Ví dụ: những nguyên tắc về lễ phép mà
các tác giả Mỹ thường liệt vào folkways. Lễ phép cũng có thể được xem như
một sự chú ý đến quyền lợi kẻ khác. Nhường chỗ cho phụ nữ trên xe buýt
chẳng hạn. Hoặc mở cửa cho phụ nữ, hào hiệp đi sau, "em đi chàng theo
sau"
, như trong bài thơ Ði chơi chùa Hương. Mấy ai làm đuôi mua hàng mà
nhường chỗ cho phụ nữ nhỉ? Nói cho vui như thế để hiểu sự phân biệt của
các ông triết gia, phân biệt giữa hình thức và nội dung trong cử chỉ lễ phép.
Cách chào chẳng hạn là hình thức, khác nhau tùy dân tộc, đẳng cấp, thế hệ.
Nội dung là ý niệm về tính cách ràng buộc, bổn phận. Ai phải lấy sáng kiến
chào ai trước? Người kia chào tôi như vậy, tôi có bổn phận đáp lễ lại không?
hay tỉnh bơ? Ðây là những chuyện rất tinh tế trong tương quan xã hội mà
khoa tâm lý xã hội học nghiên cứu.
Vậy thì xã giao, lịch sự, danh dự v.v... có ràng buộc không? Câu trả lời
thường là không. Cho nên phong tục khác luật. Giống như những nguyên tắc
luật, những nguyên tắc ngoại pháp lý này có mục đích áp đặt những thái độ
bên ngoài để đưa đến một trật tự trong quan hệ giữa người và người. Nhưng

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.