Tôi cũng trích 2 điều trong 100 giới phải học:
Ðiều thứ 49: "Không được đại tiện, tiểu tiện, hỷ nhổ trên cỏ tươi, trừ lúc có
bệnh".
Ðiều thứ 50: "Không được đại tiện, tiểu tiện, hỷ nhổ vào nước sạch, trừ lúc
có bệnh".
Tương thân, tương ái, tương kính với thiên nhiên, với chúng sinh đến như thế
này, tưởng Phật giáo là tuyệt đỉnh.
Có lẽ tôi có thể đi xa hơn nữa. Trước đây, đọc Kinh Ðịa Tạng tôi không để ý,
chợt tôi để ý đến đoạn này trong phẩm 2, nói về sự phân thân của các vị Phật
và các vị Ðại Bồ Tát:
"Những kẻ như trên đây (nghĩa là kẻ có quả báo tốt, kẻ ám độn, kẻ nghiệp
nặng), dù khác nhau đến mấy, Như Lai cũng phân hóa thân hình mà cứu độ.
Hoặc hiện thân nam tử, hoặc hiện thân nữ nhân. Hoặc hiện thân thiên long
chúng, hoặc hiện thân quỷ chúng và thần chúng. Hoặc hiện núi rừng, dòng
nước, đồng bằng, sông ngòi, ao hồ, suối giếng, ích lợi khắp cả mọi người, ai
cũng được độ thoát".
Thế thì không những cỏ cây, đất đá, chúng sinh đều có Phật tính, mà cỏ cây,
đất đá, chúng sinh đều còn có thể là Phật hóa thân, bởi vì thân Phật cũng như
thân của Ðịa Tạng Bồ-tát là "thân không biên cương" (H.T. Trí Quang, Kinh
Ðịa Tạng, tr.34, tr. 238). Ðến nỗi Bồ-tát Ðịa Tạng còn "hiện nơi những cảnh
đẹp cho người vui thích" (tr. 14, tr. 33). Vậy thì, không những người lạy
người, mà người lạy tất cả vũ trụ. Vạn pháp vạn linh. Lấy mắt Phật mà nhìn
thì thấy vạn hữu toàn là bản thể hoạt dụng, đâu cũng là "đương xứ tiện thị
Phật pháp". Nói lạy, là nói chữ kính, bởi vì Phật ở đấy thì làm sao mà không
kính được. Nhưng kính, chưa phải là ý nghĩa chính của Phật, chưa phải là ý
nghĩa chính của sở độ của đức Ðịa Tạng. Ý nghĩa chính là từ tâm. H.T. Trí