Lúc ấy, Thích Kế Quang liên tục đánh lui bọn đại khấu, oai danh lão
chấn động vùng đông nam, bọn giặc Oa nghe đến tên đều sợ mất mật,
chúng hè nhau gọi lão là "Thích lão hổ". Khi được Lục Tiệm đến giúp, lão
tựa như hổ mọc thêm cánh. Sơ sơ có hai năm, giặc Oa ở miền đông nam
đều lần lần hoàn toàn bình định xong. Và trong khoảng thời gian hai năm
đó, tính mạng hoàng đế Gia Tĩnh cũng ô hô, lão lưu lại đời sau một cái túi
da thịt hôi thối, giấc mộng đắc đạo làm tiên lên trời của lão tan tành như bọt
nước, chỉ để làm trò cười cho hậu thế.
Năm kế đó, miền nam hoàn toàn bình định, Thích Kế Quang được chỉ
đòi về kinh thành, vốn Diêu Tình chưa có dịp thăm viếng Bắc Kinh, cô
thừa dịp đó đã kì kèo Lục Tiệm, muốn cùng gã vầy đoàn theo Thích Kế
Quang đi chơi kinh thành. Tuy Lục Tiệm nhớ Cốc Chẩn da diết, đã nhiều
lần gã muốn đi Đông Đảo thăm y một phen, nhưng giờ đây, mang thân
phận làm Thành chủ Tây Thành, chuyện gì cũng phải cân nhắc, mà gã cũng
sợ người Tây Thành hiểu lầm, rồi lại ngại đến Đông Đảo sẽ gây phiền toái
cho Cốc Chẩn. Gã tính tới tính lui, lòng dẫu nhớ nhung, song gã chẳng dám
đi, rồi khi bị Diêu Tình kèo nài, gã đành gác bỏ ý muốn đó, đi thăm vùng
kinh sư trước.
Một đoàn người ngược bắc, dọc đường vượt qua ruộng đồng ngang dọc,
thấy nhà nông làm ăn dễ dàng, rừng trà tươi tốt khắp chốn, tiếng ca hát của
người hái trà véo von cùng khắp, nghe êm êm trong tai không thôi. Nhình
cảnh tượng, Lục Tiệm nhớ đến khi xưa lúc từ Đông Doanh trở về, chốn
chốn nhuốm màu thê thảm, gã cứ tưởng đang lạc vào một thế giới nào
khác. Chẳng mấy chốc, đoàn người đến ven bờ Trường Giang, còn đang
chờ thuyền sang sông, bỗng từ đàng trước hiện đến một cỗ thuyền lớn.
Thuyền to đến kỳ lạ, chừng lớn gấp bội các giang thuyền thông thường.
Thích Kế Quang cũng lấy làm lạ:
- Chẳng hiểu là kẻ nào mà nghênh ngang cho hải thuyền đi ngược Trờng
Giang đến đây?