THƯƠNG NHỚ MƯỜI HAI - Trang 139

Gạo Tám Cói thổi lên ăn với chim ngói hầm đem cúng thiên địa quỷ thần
và tiến vua quả thực là đúng khổ, y như thưởng trống cô đầu đến đoạn “dịp
phách phách” mà đánh “bóc bóc” hai tiếng ăn nhịp với nhau chan chát, chịu
sao cho nổi!
Nhưng người đẹp như Tây Thi đau bụng nhăn mặt lại mà vẫn cứ đẹp như
thường thì gạp Tám Thơm cứ gì phải ăn với những món thực quý, thật là
mới ngon? Này, thổi một nồi cơm gạo Tám Cói cho thật vừa lửa, ghế cho
thật vừa tay rồi xới ra một chén đưa lên, nhìn cái hạt cơm trong muốt, trắng
tinh, ong óng như con ong, có khói bốc lên thơm ngào thơm ngạt, có khi
anh chỉ rưới lên một tí nước mắm Ô Long hay một hai thìa nước thịt rim ăn
cũng đã thấy ngon quá thể rồi; nhưng nếu người nội trợ Bằng thấy thịt thăn
ngon mà rẻ, lại mua về làm mấy lạng ruốc bông để đấy, lấy ra ăn với cơm
Tám vừa chín tới thì… nhất định tối hôm ấy phải yêu thương người vợ hơn
một chút.
Người chồng mới nói rằng:
“Cơm hôm nay thổi khéo quá. Giá em thổi cơm thi nhất định anh phải
chấm em giải nhất”.
ấy đó, người đàn ông thường có những cái bực mình lặt vặt như thế đấy:
tưởng nói như thế thì lòng tự ái của vợ mình căng lên, không ngờ chính anh
nịnh vợ lại đâm ra “hố” vì nịnh không đúng chỗ.
“Anh nói em lại nhớ. Phải rồi, vào cái cữ này đây, ở Bắc Ninh ngày trước,
có cái tục thổi c m thi nhưng không phi ở Thuận Thành mà ở Thị Cầu. Con
trai bốn giáp Đông, Bắc, Giữa, Già, từ mười tám đến hai mươi được cử đi
rước thần – anh có nhớ tháng tám tháng chín là hội cha mà tháng hai tháng
ba là hội mẹ không – và đến hôm rã đám thì được phép dự cuộc thổi cơm
thi.
“Nhưng thổi cơm thi có tiếng là làng Tích Sơn, huyện Tam Dương tỉnh
Vĩnh Yên. Khác hẳn làng Thị Cầu làng Tích Sơn lại có tục thổi cơm thi vào
ngày hội mở ngày mồng ba tháng kiến dần. Trai làng từ mười tám đến bốn

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.