THƯƠNG NHỚ MƯỜI HAI - Trang 140

mươi phải thổi mỗi người một nồi cơm mang đến trình các cụ ở đình. Sau
khi ban giám khảo xét nét rất nghiêm minh, nồi nào thổi khéo nhất thì để
thờ, các nồi khác để các cụ thưởng thức rồi còn bao nhiêu để mời khác thập
phương nếm thử.
“Nhưng ở Thị Cầu, cũng như ở Tích Sơn, cơm thổi dự thi mà được trúng
cách không tơi lên như thứ cơm gạo mới em thổi cúng tháng ngày hôm nay
đâu anh ạ.
“Lúc em còn nhỏ, em đã đi xem nhiều cuộc thổi cơm thi rồi nên em cũng
biết ít nhiều. Cơm dự thi mà được coi là khéo phải hội hai điều kiện; một là
cơm phải mịn như cơm nắm, đổ ở nồi ra có thể lấy dao cắt thành miếng một
mà cầm không có chát hay có vỏ bao lấy nắm cơm; hai là cái nồi đất thổi
cơm không được bén lửa, nấu cơm rồi mà cái trôn nồi vẫn mới nguyên.
“Ăn một miếng cơm như thế, nó cứ lừ đi trong cuống họng, vừa thơm vừa
mát mùi nhựa gạo. Nhưng chỉ ăn chơi bời một hai bữa là cùng, chớ ăn hàng
ngày thì phải thổi cho ráo nước, cơm cứ tơi lên, không khô, không nát thì
mới gọi là thổi khéo”.
Khéo chống chế, anh chồng nói:
“À, ra cơm thổi thi nói như thế hay sao? Nào ai biết. Chỉ biết đọc truyện
“Phạm Công Cúc Hoa” thấy nói đến thổi cơm thi khác thổi cơm thường.
Nhưng mà cơm thi hay cơm thường thì em vẫn cứ là nhất, anh tự lập lấy
một ban giám khảo, và chấm như thế đấy”.
Người vợ cười và đêm ấy cũng thấy yêu thương người chồng mặn mà hơn
đêm trước nhiều.
Gió bấc thổi về gần sáng lạnh hơn, buồn hơn. Cả hai người lúc ấy cùng
cơm thấy sống đủ đôi ấm quá, mà cái tháng chín ở Bắc quá là tháng lý
tưởng của bùi ân ngọt ái. Nhưng càng bùi, càng ngọt bao nhiêu thì cũng lại
càng thương biết mấy mươi những người chinh phục trăng tủi, hoa sầu
không biết than cùng ai thở cùng ai không biết chồng đi trận còn sống hay
đã chết, đành là gửi hồn mộng đến Ngư Dương để gặp bạn chiếu chăn ngày

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.