người hưởng lạc. Bị kẹt trong một cái thế hết xâm lăng nọ đến quân cướp
nước kia, với những tài nguyên chưa có bao giờ khai thác, họ, những người
phương Bắc, phải chiến đầu không ngừng, đổi bát mồ hôi lấy bát cơm để
sống, nhưng họ không vì thế mà phải chạy ngược chạy xuôi, phờ râu trớn
mắt để đánh vật với đồng tiền. Họ làm việc bằng chân tay, bằng trí óc để
chống lại thiên nhiên, để duy trì sự sống, để vươn lên mãi, vươn lên mãi,
nhưng lúc nào cần nghỉ ngơi, họ biết nghỉ ngơi, khi nào cần phải chắt chiu
cái nội tâm họ biết chắt chiu cái nội tâm, khi nào cần phải sống đẹp, sống
cho đúng ý nghĩa của sự sống thì họ sống đẹp, sống cho ra sống. Vì thế cứ
làm việc nhưng suốt một tháng giêng họ vẫn cứ vui xuân. Tuy vậy, vẫn
chưa đủ, những ngày vui còn kéo dài ra tận tháng hai mà người ta vẫn cứ
tiếc sao những đêm tháng hai ngắn quá…
Lúc ấy cá thú ăn bánh chưng rán với cá kho không còn nữa mà mứt sen,
mứt gừng, mứt bí cũng như bánh Xuân Cầu cũng không còn. Những đánh
tam cúc, rút bấc đến nửa đêm, đất nước than yêu lại mang đến cho ta một
cái thú tuyệt kỳ thanh cao, tuyệt kỳ trang nhã.
Bàn tam cúc vừa giải tán thì đồng hồ điểm mười hai giờ. Cái đêm tháng hai
ở Hà Nôi kỳ ảo lắm. Có khi còn mưa phùn, có khi có gió thổi se se trên lộc
đào, nhánh mai, nhưng bao giờ cũng vẫn còn hơi rét. Thành phố im lặng,
ngồi trong nhà mà nghe thấy từng cái lá rụng ngoài vườn. Anh em bè bạn
lần lượt ra về thong thả. Trẻ ở nhà trong cũng ngủ yên. Hai vợ chồng nhìn
nhau không nói, nhưng cảm thấy mình như là tiên sống cách biệt cõi trần,
lấy cái ấm “cò bay” bằng đồng bạch ra dun nước rồi cầm cái khăn đỏ lau lại
bộ đồ trà, pha một ấm trà ướp thuỷ tiên mời nhau uống, trịnh trọng như hai
tân khách.
Các cụ sành trà thường bảo muốn thưởng thức trà tuyệt kỹ thì phải là cái
thứ trà mộc không ướp hoa gì, nhưng mình có phải là tay sành đâu mà phải
theo khuôn sáo ấy! Chỉ biết là vợ con ở trong nhà, học đòi các cụ gọt thuỷ
tiên, còn thừa thì đem trồng trong cát, chơi hoa đến hết ngày rằm, đem cắt