- Đây, cá anh vũ Việt Trì đây. Chả cá phải ăn cá này mới được
Tại sao ăn chả cá lại phải có cá anh vũ? Mà hà cớ gì cá anh vũ lại phải là cá
ở Việt Trì mới ngon?
Người chồng không cần biết gì lôi thôi, chí có tháng hai ăn cá anh vũ
nướng chả thì ngon thực. Nếu muốn đổi món, cá anh vũ làm gỏi cũng ngon
lạ ngon lung nhưng người vợ biết ý chồng, mua cá anh vũ nấu cháo ám thì
người chồng thấy hợp giọng hơn nhiều lắm. Xắn một miếng cá, chấm nước
mắm ngon có vắt chanh, bỏ ớt, và quậy mấy cây tăm cà cuống nguyên chất
tự tay mình lấy ở trong bọng cà cuống ra, ăn với cháo có hành cuộn lại, có
rau cần điểm một ít thìa là ngọt cứ lừ đi, quỷ thần không hưởng thì thôi chớ
đã hưởng một chén chắc chắn cũng phải đòi ăn chén nữa.
Đêm tháng hai ở Hà Nội ngày trước, hầu hết các nhà đều đóng cửa từ lúc
bảy tám giờ chiều. Thật đúng là người ta không biết lăn xả vào cuộc sống
để làm tiền, để hưởng vội lấy những thú vui bợm bãi trên chiếu bạc hay
trong những cái “sô” đầy long rậm lá, hoặc để ăn những bữa cơm đắt tiền
bằng cả gia tài của một người trung lưu rồi hút, rồi chích, rồi đánh đập như
những kẻ thất phu tàn bạo…Nhưng để đền bù lại, họ có cái thú trầm lặng,
vui cái vui của gia đình thê tử, uống chén nước trà mạn sen với an hem và
góp vài hội tổ tôm hay rút bất, đánh tam cúc lấy vui trong bầu không khí
than yêu, cởi mở, với họ hang bè bạn.
Ngày tháng trôi đi nhẹ nhàng. Không lo tiền, không lập mưu thiết kế,
không oán ức, ăn rau rút muối mè, cũng thấy ngon. Thỉnh thoảng, một
người bạn mới đi chơi về lại gửi cho một vài mớ rau sắng, đem nấu suông,
hay gia them một bánh trứng cáy vào cho đậm, vợ chồng ngồi thưởng thức
cảm thấy có một phần ngon hơn ăn yến.
Trời thương, các con chúng cũng ngoan. Tiền không có nhiều, nhưng cũng
tạm gọi là có căn có bản. Cả năm làm ăn vất vả, chẳng có lúc nào được rỗi
rãi thực tình, sống lại những buổi đầu lưu luyến, anh ạ, hay hôm nào chúng
mình đi chùa Hương đi? Tháng giêng vừa đây, đã đi chùa Trầm rồi, sớm đi