Biết đến bao giờ người lữ khách mới lại được thấy lại cái tháng hai ngày
xưa của nẻo Bắc cách mấy mươi trùng thương nhớ?
Những say tỉnh: Bắc Kinh mưa gió,
Vẫn mơ màng: phòng cũ chiếu chăn,
Gối sầu cách áng mây Tần
Băn khoăn tay áo, chân quần ở đây,
Án nọ đỡ ngang mày sớm tối
Nay tháng ngày no đói với ai?
Gió thu một tiếng bên tai,
Thuần lư chợt nhớ đến mùi Giang Nam!
Thấy gió thu, Trương Hán đương làm quan tại triều nhớ đến rau rút, cá mè
ở quê hương. Người lữ khách ngày nay, xa cách quê hương, thấy tháng hai
trở về, cũng động long nhớ tiếc không biết bao nhiêu khuôn mặt, không
biết bao nhiêu miếng ăn ngon, không biết bao nhiêu tình thương yêu đã
mất. Nhớ từ những con đường mưa bay riêu riêu cùng vợ đi nhởn nha ven
hồ Bảy Mẫu, nhớ những đêm trèo lên ngọn đồi trê đường về Pháp Vân hái
một trái cam vừa ăn vừa nghe tiếng trống chèo ở xa xa vọng về mà nhớ lại.
Nhớ quá chững là nhớ, thương không biết ngần nào là thương. Thương nhất
là người vợ nhỏ bé yêu chồng, mùa nào thức nấy, không bao giờ đợi cho
chồng phải nói lên sự ước mơ. Này mình, em đố vào tháng hai này, xứ sở
mình còn có gì đặc biệt nữa nào? Người chồng chịu, không biết trả lời sao.
Nhưng đố ai nói lên được cái thú vui thầm lặng trong óc chồng, hôm sau,
khi đi lên Nghi Tàm mua một cây thế về trồng trong cái chậu Giang Tây,
bỗng thấy ở trên bàn một mâm đầy tú hụ hành, thía là, thơm, mùi, ngổ …
xanh rờn giữa mấy đĩa bún trắng tinh.
À đúng rồi, cá anh vũ mùa này béo, ăn chả cá thì tuyệt trần đời.
Người vợ vừa đích than ngồi quạt chả ở ngoài sân vừa nói chuyện với
chồng đương nhắm nhót một ly rượu sen Tây Hồ: