chiều về, mệt lắm. Nếu đi chùa Hương, ta phải đi hai ba ngày cho thong thả
chớ không đi như năm ngoái, đi sang hôm trước, chiều hôm sau đã về, lễ
Phật không được đầy đủ, nói gì đến chuyện thưởng thức bầu trời cảnh bụt
của đệ nhất động Nam Thiên?
Hai mươi mấy năm đã qua đi từ bữa trẩy hội chùa lần trot ấy, nhưng long
nào mà quên được cái buổi chiều giữa tháng hai năm đó, chúng ta cùng
ngồi ở trên con đò xuôi bến Đục ngắm những con cốc bói cá trên dòng
nước trong văn vắt. Kỳ lạ thay là cái Hương Sơn! Bây giờ, có những đêm
nằm thao thức không ngủ được, chợt nhớ đến cái cảnh trập trùng non non,
nước nước, mây mây đó, tôi cảm thấy quả là trong suốt một đời tôi chưa
từng được gặp một sơn thanh thuỷ tú nào như thế: đẹp từ cái khe núi, gốc
cây, đẹp từ cái ghềnh núi, bụi lau, đẹp từ con chim, ngọn cỏ.
Nhưng bao trùm lên hết, bất cứ cái gì cũng có một tâm hồn, cái gì cũng
tiềm tàng một kỳ bí thiêng liêng làm cho bất cứ ai cũng cảm thấy lòng dịu
hiền đi, như sợ một cái gì từ bi lắm, như muốn trút bỏ hết sự đời, như muốn
sống cách gì cho thực từ ái, thực nhân đức, thực vị tha để chuộc lại những
tội lỗi mình đã phạm.
Từ chùa Trong ra chùa Ngoài, từ đỉnh núi xuống doành khơi, từ con chim
mổ kiến gõ mỏ vào cây kêu cốc cốc đến con vượn ru con như đọc kinh ở
khe suối đầu ghềnh, anh cũng thấy đều như miệng cái đạo Phật rất màu
mặc dù từ trước đến khi đó không hề tin tưởng nơi trời, Phật, anh cũng thấy
cần phải cúi đầu trước khói nhang thắp lung linh khắp các bàn thờ, trong
khắp các động và lầm thầm khấn vái đức Phật từ bi cứu vớt chúng sinh
chìm đắm trong ta bà thế giới.
Căng thẳng một niềm tin tưởng, cả hai vợ chồng chèo hết núi này sang
động nọ, đi hết suối này đến chùa kia, gần một ngày trời không biết mỏi,
gặp gì ăn nấy mà thấy cứ ngon.
Ấy là bởi vì long nhẹ thêng thang, quên hẳn tục luỵ để lại từ bên Đục.
Người vợ thức cả đêm ở chùa Ngoài để lễ rồi lại đi hang nửa ngày đường