lạnh, ăn không có patê gan, phomát và bơ, chỉ có những món ăn mèng thế
thôi nhưng lúc nào cũng mát ruột, mát lòng, không vì “miếng ăn quá khẩu
thành tàn” mà bị ngoại quốc nó khinh cho như chó!
Chè đậu đãi bây giờ người ta gánh bán khắp các ngả đường, nhưng cũng
thuộc loại chè đậu này, tôi ít thấy có ai làm chè lam. Hỡi những người bạn
ở đây hay phiêu bạt nghìn trùng mây nước, bây giờ mỗi khi thấy năm hết
tết đến có còn nhớ những đêm mùa xuân lành lạnh, chúng ta đóng cửa lại
uống ruợu, đánh bài rồi đến lúc tàn canh thì cùng xúm lại quanh bàn ăn chè
lam, uống trà mạn sen?
Tội nghiệp cho người vợ bé nhỏ đầu tắt mặt tối, miễn sao làm cho bạn
chồng và chồng được vui vẻ là mãn nguyện! Trà mạn sen phải do chính tay
mình mua sen, tỉa lá, lấy “gạo” rồi ướp lấy, sấy lấy; còn chè lam cũng phải
do mình đãi đậu, quấy lấy và chính mình xem lúc nào nên bỏ đường, cho
gừng, bắc ra và đn vào đĩa, cho vào trong “lồng bàn”. ăn cái chè lam, nó
không mềm quá, mà cũng không rắn quá. Đến lúc tôi lớn lên, không còn
mấy nhà làm chè lam nữa.
Bây giờ, nhớ đến cái loại chè lam này, thỉnh thỏang tôi lại thấy hiện ra trên
màn bạc của trí óc những buổi chiều ở căn nhà cổ kình đầu Hàng Gai, u già
tắm rửa và thay quần áo cho tôi xong rồi, tôi lại “lẩn” ra đầu Hàng Trống,
ngay ở dưới cây đèn, trông sang nhà Đỗ Bá Tỵ, vẽ tranh bạch hổ, để ăn ốc
luộc hay mua ô mai, trám, khế, để ăn. Một bà già đội một cái mẹt con cứ
vào khoảng sáu bảy giờ chiều thì ngồi lại đó bán quà cho trẻ con. Trong các
quà đó, tôi nghiện nhất chè lam – nhưng cái chè lam này không phải là chè
lam đơn đĩa mà là chè lam đóng thành bánh mỏng, dài bằng bàn tay, hình
cái lưỡi, hai đầu tròn, ngoài có rắc một lớp bột mỏng như kiểu kẹo vừng,
kẹo bột.
Tháng tư, đong đậu nấu chè
Nói đến chè Bắc Việt, người xa quê tự nhiên thèm lại mấy thứ chè bây giờ