xuống như thế thì chim rừng ở đâu bỗng tha đến cho một loại tráo cây nhỏ
xíu, lớn hơn quả găng một chút, nhưng đẹp một màu huyết dụ mà ăn vào
thì lại ngọt, có hột nhỏ như vạt vừng. Trái ấy nuôi tạm quân ta một hai ngày
để cho ta kịp thời sửa sai, mở một đường máu ra để thoát.
“Trái ấy là trái bồ quân em đương nhấm nháp đó, em! Có nơi gọi là bồ
quân, có nơi kêu là hồng quân, nhưng chính tên nó là phù quân, vì nhà vua
nhớ lúc bị vây, có loài chim đem loại trái cây này để cứu, nên gọi như thế
để kỷ niệm một thứ quả đã cứu vua chúa và quân quan thoát nạn”.
Điểm đặc biệt nhất của bồ quân là không ăn từng vốc hay từng chùm, mà
ăn từng trái, như trái xơri; nhưng xơri bán từng lon, chớ bồ quân thì xâu
vào một cái que, mỗi que chừng dăm sáu trái, khi nào ăn thì tỉa ra từng quả
để cho mình vừa suy nghĩ vừa ăn.
Nói không phải nịnh, chớ miền Nam nước Việt nhiều trái cây không chỗ
nói, mà trong đó có nhiều thứ ở Bắc không thể lấy giống đem ra trồng.
Muốn trồng thế nào, xoài trong này đem ra ngoài ấy cũng thành ra muỗm
còn sabôchiê, vú sữa, sầu riêng, cốc, ô mai, măng cụt… cho đến lúc đất
nước chia đôi, tôi vẫn chưa thấy ai gây được giống… ít lâu nay, ta đã thấy
có trái sấu bán kí lô cho túi nilông để các bà nội trợ mua về nấu canh; ta
cũng thấy quất, hồng Lạng, cam sành… nhưng riêng tôi cm thấy như từ
một thế kỷ nay không được trông thấy trái phù quân xâu vào que là một, qu
nhót là hai, qu cậy là ba, quả vải là bốn, quả hồng bì là năm…
Thật ra lúc nào thức đêm nhiều xót ruột, chán cảm nhấm nhót trái cây của
miền Nam nước Việt thân yêu, tôi vẫn nhớ đến năm người bạn lâu ngày
không gặp đó, nhưng sang đến tháng năm tôi phải nói thực là có lúc nhớ
quả nhót đến thèm… rỏ dãi!
Ấy là vì tháng năm là mùa nhót, nhưng làm cho tôi nhớ nhót nhiều chính là
tại vì nhà nào ở Bắc, vào ngày tết Đoan ngọ, mồng năm tháng năm, cũng
giết sâu bọ bằng rượu nếp, mện, nhót và bỏng bộp. ờ, mà nghĩ cũng thật
tình thật. Sống vào cái thời đại mới này, mỗi khi muốn phát động một chiến