hơi, kiếm một chỗ nào có gió mát để chợp mắt đi một chút.
Đường phố vẵn hẳn người đi lại. Nằm ở trong nhà nhìn ra bên ngoài thấy
cái cảnh đêm của phố phường tự nhiên mình cảm giác thấy cái nắng cũng
có vẻ nên thơ, tiếng giun tiếng dế nghe cũng có một cái gì thú vị, mà ngay
đến sự uể oi của người ta cũng là thứ uể oi phong lưu chứ không phải vì
quá lao tâm khổ trí mà thành ra kiệt sức. Hầu hết mọi người, ngoài thì giờ
bôn ba tranh đấu sự sống còn ra, vẫn có một chút thì giờ để pha một ấm trà
ngon nhắm nhót, cao hứng ngâm một vài câu thơ để mình lại nghe với
mình, xong rồi tìm những đường phố mát thủng thỉnh đi chơi, xem cây thế,
ngắm gió lan và nếu cao hứng hơn chút nữa thì đi tìm hàng mằn thắn gia
dụng đậu ở đễn Vũ Thạch ăn một tô hay rẽ xuống chợ Hôm tìm hàng bánh
cuốn ngon nhất thưởng thức vài miếng rồi tráng miệng một chén chè hạt
sen long nhãn.
Ấy, cứ ăn bậy như thế lại ngon, chớ thật ra thì vào cái tháng này nghĩ đến
cm đã ngán. Người vợ hiền biết ý chồng cứ phải nghĩ cách để thay đổi món
luôn luôn cho cồng “dễ nuốt”: nay canh riêu cua, mai giò sống nấu với
canh cải ngọt, mốt rau ngót nấu với trứng cáy ăn với cà… nhưng ta cứ phải
thành thực nhận rằng ở Hà Nội, vào những buổi chiều tháng năm “đứng
gió” người sang kẻ hèn đều có thể tự tạo một cái thú vô cùng thanh lịch mà
ít đồng tiền: ấy là ăn bánh tôm ở trên hai bờ cỏ đường Cổ Ngư.
Cô Năm đã ra thăm ngoài Bắc lần nào chưa nhỉ? Thử tưởng tượng mà coi:
một bên là Hồ Tây, một bên là hồ Trúc Bạch, giữa là con đường Cổ Ngư
thẳng vút lên Nghi Tàm, hai bên viền cỏ xanh mưn mướt và san sát cây cao
bóng cả Cứ vào khong năm sáu giờ chiều, nắng bắt đầu nhạt thì người ta
dọn bàn ghế ra hai bên lề cỏ ấy bán cho những người đi hứng gió các thứ
giải khát địa phương. Ngồi uống đỡ mệt rồi, mà thấy lòng phơi phới vì có
gió mát từ hai cái hồ đẹp dâng lên, anh có thể bo khẽ chủ nhân đưa lên cho
anh một đĩa bánh ăn chơi.
Bánh đây là bánh tôm – nhưng kỳ lạ lắm cô Năm à: nói cô đừng buồn, chớ