Bổ càng hay, nhưng thích mà không bổ cũng cứ ăn ăn cho đã. ở đây, xoài
tháng năm nhiều vô kể mà thơm, mà ngọt cứ lừ đi, chẳng lẽ vì thầy thuốc
bảo là nóng mà phải chịu buộc mồn buộc miệng hay sao? Mà tính tôi lại
thích hồng bì, nói dại đổ đi, bây giờ có ai ở Bắc Việt vào cho một mớ, vở
cứ bóng như da đồng, ăn mới đến môi đã trôi đến cổ, mà bảo tôi đừng nên
đụng tới vì sợ kiết lỵ hay phi chánh trị, nghe sao… vô được!
Bắc Việt mền thương ơi! Nhớ Bắc Việt ngày trước quá, nhớ sao nhớ quá
thế này! Mà càng nhớ lại càng yêu, vì Bắc Việt ngày trước tự việc nhỏ đến
việc to, từ khía cạnh ngày sang phưng diện khác, lúc nào cũng giữ nguyên
được đặc tính của mình, không bị chi phối, không bị ai cho được vào trận
hoả mù để rồi từ đó bỏ đặc thái của mình đi tìm cái mới lại chưa chắc đã là
bổ ích, chưa chắc đã hợp với dân tộc Việt.
Đừng ai thấy thế mà bảo rằng mình không tìm tòi, học hỏi thêm. Không.
Mình muốn tiến luôn, nhưng bảo mình bỏ tết Đoan ngọ vì nó hủ lậu không
hợp thời, nhất định mình không chịu. Có khi chính vì thế mà mình lại yêu
tháng năm hơn nữa cũng nên bởi vì tháng năm có tết Đoan ngọ… mà nhớ
đến bao nhiêu phong tục của nước ta đã tạo nên một nền văn hoá oai hùng
mà bao nhiêu ngoại nhân muốn cắt ngọn đều tỏ ra bất lực.
Trời tháng năm nóng quá, đêm mời bắt đầu có ngọn gió phe phẩy đuổi cái
nóng đi. Hai vợ chồng kê cái giường tre ra nằm ở dưới gốc bưởi trước nhà,
nhắc lại cái bữa bún xoá vị buổi trưa không được hoàn toàn xứng ý vì măng
ninh chưa nhừ. Mặc dầu có giò mát rồi, chồng vẫn quen tay quạt cho vợ và
nói nhỏ:
- Làm thế đã ngon chán rồi, đừng nghĩ nữa. Ngủ đi. Em không biết đêm
tháng năm chưa nằm đã sáng đấy ư?
Chập chờn nửa tỉnh nửa say, vợ đáp lại chồng, nhưng nói như thế là nói cho
chính lòng mình nghe vậy.
-… Chưa nằm đã sáng thực, những đêm ngắn lại càng hay, chớ có làm sao
đâu. Em yêu đời quá, mình ơi, ngủ nhiều thấy phí phạn quang âm quá.