yếu lắm. Còn mềm? Theo tôi, đó là vì làm rượu nếp đòi hỏi nhiều công phu
hơn làm cơm rượu. Làm cơm rượu, người ta ngâm nếp rồi đồ lên như đồ
xôi là đủ. Rượu nếp không thế người nội trợ sành sỏi không ngâm gạo,
nhưng đồ lên như đồ xôi một lần, dỡ ra nia, xả nước lại đồ lên lần nữa, rồi
mới đỡ ra nia, “sềnh” ra, chớ lúc nào nguội mới cho vào rá, cứ một lần nếp
mỏng thì lại rắc một lần men làm bằng thuốc Bắc, rồi lấy lá chuối, lá khoai
ngứa hay lá sen ủ lên cả Nước rượu chảy như giọt nước đồng hồ ngày xưa
xuống một cái thau đặc sẵn dưới cái rá nếp đồ…
Ai bảo giết sâu bọ như thế là nuôi sâu bọ? Tôi thú thực theo học Tây từ
thuở bé, cũng biết ấm ở nói chuyện khoa học như ai, nhưng tôi xin nói với
các bạn một điều: nếu giết sâu bọ như thế là phản khoa học, tôi thích phản
khoa học cả đời, vì rượu nếp ăn quá ngon, sướng quá, “thần sầu” quá.
Mà không phải tôi chỉ phản khoa học như thế mà thôi đâu: rượu nếp ăn rồi,
tôi lại thích ăn liền roi mện – Hỡi ơi, mận Thất Khê to bằng quả đào, cắn
một miếng ngập răng mà ngọt, dám chắc không có thứ mận Đà Lạt nào
sánh kịp - ăn luôn cả một vốc nhót cho nó đau bụng luôn đi, nhưng năm
nào cũng “giết sâu bọ” như thế, tôi chẳng thấy đau bụng bao giờ hết! Chính
vì “được trời thương" như thế cho nên ở giữa cái thời buổi mà người ta kêu
là “thời buổi hoả tiễn” này, nằm ở cái rốn Sài Gòn mà bài hát ca ngợi là
“đẹp quá”, tôi vẫn hủ hoá nhằm ngày tết mùng năm thì cứ “giết sâu bọ”
như thường – bất di bất dịch!
Ở đây, tôi giết sâu bọ bằng uýtky, mạcten, rượu Minh Mạng nhắm với củ
kiệu, mãng cầu, khế xanh, cốc tím, xoài ang ca, vú sữa. Vừa giết sâu bọ
như thế, vừa nhớ lại lúc còn ở Bắc Việt, có một vài lúc, tôi muốn kêu trời
lên một tiếng để xem trời có cách gì cho tôi được ăn một qu nhót, và chỉ
một quả thôi, để cho đỡ thèm thuồng, nhớ tiếc. Nhớ như thế nào, có phi là
tiếc nhớ thèm thuồng riêng quả nhót thôi đâu, mà thèm thuồng tiếc nhớ cả
một thuở thiếu trời xanh mướt mộng thần tiên, đi học về, mua nhót đầy hai
túi áo, lấy ra từng quả xoa vào cái tay áo maga cho hết bụi phấn rồi bóp cho