Những huynh đệ này đặt tay lên ngực suy nghĩ một chút, cảm thấy
mình chưa chắc có thể làm được, cho nên phần lớn bọn họ đều kính
ngưỡng Vương Tiểu Thạch.
Chuyện khiến cho những hảo hán này xúc động nhất là, Vương Tiểu
Thạch giả vờ muốn ám sát Gia Cát tiên sinh, ngược lại giết chết Phó Tông
Thư, chạy trốn ba năm rưỡi, chiến đấu liên tục bốn ngàn dặm, vừa trở về
kinh lại quyết chiến công bình, giết chết “chiến thần” Nguyên Thập Tam
Hạn trong suy nghĩ của mọi người, báo thù cho sư phụ là Thiên Y Cư Sĩ.
Muốn những hảo hán này từ đáy lòng bội phục một người (không phải
bởi vì quyền, thế, lợi, hại), trừ khi người đó có thể làm ra những chuyện có
dũng khí hơn bọn họ.
Hảo hán bội phục hảo hán.
Hảo hán sở dĩ trở thành hảo hán là vì hắn muốn làm một hảo hán, đây
là đạo lý rất đơn giản.
Giống như một người muốn phát tài thì mới có thể phát tài. Phát tài là
một lý tưởng, sau khi có “mộng tưởng” này, hắn mới chăm chỉ tiết kiệm
làm ăn, như vậy mới có khả năng “phát tài”. Tất cả trước tiên đều phải có
“mộng tưởng”, sau đó mới có “hiện thực”. Cho nên, có người xem “mộng
tưởng” là “không thực tế”, bản thân suy nghĩ này đã rất “không thực tế” rồi.
Giống như một người muốn có tri thức, có học vấn, có công danh, cho
nên mới đọc sách. Nếu không có khát khao, hi vọng, ham muốn như vậy,
hắn cũng sẽ không đọc sách. Cho dù bị buộc phải đọc thì cũng sẽ không có
thành tích gì, càng không cần nói đến thành quả.
Hảo hán muốn trở thành hảo hán thì phải làm những chuyện “có dũng
khí”. Ví dụ như uy vũ bất khuất, bàn luận nghĩa khí, giữ gìn chữ tín, vì
bằng hữu hai sườn cắm đao cũng không chối từ, dám làm người mở đường,
bần cùng không đổi tính, không ham phú quý, không sợ cái chết, biết