Chẳng hay con Tạo đa đoan
Còn mang oan nghiệt mà toan ghẹo người?
Thôi thôi chấp hết chuyện đời
Gan già nuốt lệ gượng cười đã quen
Bốn phương trăng gió giáp gìn,
Đi đâu mà chẳng là duyên giang hồ?
Lời bàn của Thánh Thán
Văn chương là một thứ lạ, ví như mây mái trên trời non sông dưới đất, hoa cỏ, thú
cầm, thiên hình vạn trạng, biến ảo khôn lường. Hỡi ôi văn chương diễn đạt hay là
sáng tác, nếu không như muôn hình biến ảo thì không bao giờ lộ ra hết những cái
hay cái thú của văn chương? Ta nói thế là sao? Như chuyện đánh Lâm Xung ở giữa
rừng mà Trí Thâm tới cứu, nhà sư đâu đến như ở trên trời xuống vậy. Nay xem phép
tả thuật, sao mà thấy biến ảo như thế? Đoạn thứ nhất, mới thấy thiền trượng đưa
đến, đoạn thứ hai, một hòa thượng nhảy ra, đoạn thứ ba, nhà sư áo trắng dùng
thiền trượng giới đao, đoạn thứ tư mới rõ là Trí Thâm. Nếu đem họ Công Cốc, Đại
Đái hai nhà danh sử viết ra cũng nói từ thiền trượng, đến nhà sư, song chưa bằng ở
đây chép ra rất đột ngột mà có thứ tự, đương lúc nguy nan của truyền nhân, chợt
đâu một chuyện diễn ra, hoãn lại, khiến độc giả cũng kinh tâm loạn mục huống chi
lũ công sai khi ấy khiếp sợ không dám hỏi tên họ, bút pháp đến thế rất là biến ảo.
Lại như hồi trên tả Lâm Xung, không thể không gác chuyện Trí Thâm vì về bước
sinh ly của Lâm Xung phải tả luôn cho thấy thống khổ. Đó là cái khéo của phép
hành văn, cho đến hồi này mới tả theo miệng Trí Thâm thuật lại là kể từ lúc Lâm
Xung gặp nạn đúng như lời thuật của Trí Thâm đã dự biết rồi khác nào mưa rừng
theo gió vậy.
Lại lúc công sai tức giận Trí Thâm, lẽ nào chẳng hỏi, vừa hỏi đã bị ngay Trí Thâm
chặn họng không dám hỏi nữa. Độc giả cũng không biết rõ là ai. Cho đến lúc Trí
Thâm khoe thiền trượng, Lâm Xung nhân đó nói ra như người ấy đã nhổ cây dương
liễu tại chùa Đại Tướng Quốc đã trả lời gián tiếp công sai hỏi từ trước mà không
được trả lời, một nhân sự đâu tới biết rằng phải hỏi đến thì không nói, thế mà sau
không hỏi, lại có sự nói ra, khác nào Rồng ở trên cây, thấy giải đằng đông thấy
móng đằng tây, thật là ngòi bút kỳ diệu!
Lại như Hồng Giáo Đầu muốn đấu võ, lại gặp Sài Quan Nhân mời uống rượu, đấy
đã một lần nhụt lại khiến người ta trong bụng không vui mà Lâm Võ Sư ngần ngừ
chưa dám, đến lúc đấu võ, được bốn năm hiệp, Lâm Giáo Đầu nhảy ra, nói rằng
còn bị đóng gông, xin ngừng lại tháo gông, khiến Sài Tiến xin tháo gông xong đã,
hai ba lần nhụt lại thò ra, khiến độc giả bút phép viết lên kỳ tuyệt.
Lại như lúc Hồng Giáo Đầu vào tỷ thí, một phần tả Hồng Giáo Đầu, một phần tả
Lâm Giáo Sư, một phần tả Sài Đại Quan Nhân, có thể gọi là rất phức tạp và rất vội
vàng, thế mà trung gian còn tả thêm hai người công sai thì tác giả phải tĩnh tâm