cồm ngồi dậy, định bỏ chạy, nhưng Tư Cao đã lấy chiếc bàn chân bằng
đồng để trên bàn, choảng vào đầu hắn một cái. Người thợ kim hoàn tắt thở,
Tư Cao bỏ trốn. Nhưng trước khi đi, Tư Cao còn dùng gót giày đạp vào
mặt kẻ bị giết.
Hình ảnh này đã len lỏi vào giấc ngủ của Phương Thảo một cách mạch lạc
chỉ vì nàng đã đọc nhiều bài báo ghi lại sự khám phá cuả cảnh sát trong vụ
án này. Năm ngày liền, nàng không ra khỏi nhà, và cũng chẳng biết tin tức
gì về hai người bạn Ngọc Sương và Bích Huyền nữa. Nàng thom thóp lo âu
và theo dõi tài năng khám phá của sở cánh sát mà lâu nay được nhiều báo
chí ca tụng.
Nhưng nửa tháng trôi qua, Phuơng Thảo vẫn không thấy có cuộc bắt bớ nào
liên quan đến vụ án.
Thời gian bắt đầu lắng dịu mọi dư luận và báo chí, và cuộc sống hàng ngày
cũng làm cho dân chúng quên đi những gì không liên quan đến họ. Phương
Thảo trở lại tìm bạn ở bến sông thì được biết Ngọc Sương và Bích Huyền
cũng vắng bóng gần một tháng không xuống đò.
Phương Thảo ái ngại, không biết có việc gì đã xẩy ra cho Ngọc Sương và
Bích Huyền không, nhất là anh chàng Tư Cao có thể ăn ngon ngủ yên trong
lúc này không?
Cách hai ngày sau, trên tờ “Tiếng Dân có nhắc lại vụ án, và chỉ đăng vỏn
vẹn mấy dòng chữ sau đây:
“Chưa có tin gì mới về vụ giết người thợ kim hoàn .
Do không có tang chứng, cảnh sát đã đình chỉ việc truy lùng thủ phạm.
Tin này làm cho Phương Thảo an tâm phần nào. Tuy nhiên, nàng muốn gặp
mặt Phi Sơn để hỏi thăm tin tức một cách chính xác, nhất là tình trạng giam
giừ
Ngọc Lan, ngưỏi hầu ở biệt thự Vĩnh Đạt đã bị hàm oán.
Nàng vào một chi nhánh bưu điện và quay số điện thoại gọi Phi Sơn.
Ban đầu, Phi Sơn không nhận ra giọng nói của Phương Thảo, nên anh ta
vẫn tự nhiên như lúc đang làm việc tại phòng mình. Nhưng sau khi nghe
Phương Thảo xưng tên, Phi Sơn bỗng rối lên, giọng ấp úng và thở hổn hển
qua máy điện thoại.