THUYẾT PHỤC BẰNG TÂM LÝ - Trang 116

trả lời rất đơn giản và thú vị: họ biết các nghiên cứu nói gì. Các thí nghiệm
đã chứng minh rằng việc sử dụng những đoạn cười thu sẵn khiến khán giả
cười lâu hơn và thường xuyên hơn mỗi khi xuất hiện chất liệu hài và còn
đánh giá chất liệu đó như một người gây cười.

Dưới ánh sáng của thông tin này, hành động của các nhà quản lý

truyền hình hoàn toàn hợp lý. Việc đưa đoạn tiếng cười vào chương trình
hài sẽ làm tăng tính hài hước và phản hồi tán thưởng của khán giả, thậm chí
– và đặc biệt – khi chất liệu hài không hấp dẫn. Do đó, truyền hình bị nhồi
nhét quá nhiều tình huống kịch thiếu nghệ thuật cần được bão hòa bằng
những tiếng cười thu sẵn. Những người quản lý biết chính xác mình đang
làm gì.

Nhưng khi khám phá ra bí ẩn của việc sử dụng rộng rãi những đoạn

tiếng cười, chúng ta lại thấy nảy sinh một câu hỏi còn phức tạp hơn: Tại sao
tiếng cười thu sản lại có tác động lên mình như vậy? Các nhà quản lý truyền
hình không hề lập di; họ hành động logic vì lợi ích của mình. Mà chính là
thái độ của khán giả, của bạn và của tôi, lại dường như lạ lùng. Tại sao
chúng ta phải cười nhiều hơn với một chất liệu hài hời hợt trên một biển
những tiếng vui đùa được làm giả? Và tại sao chúng ta phải nghĩ rằng vở
kịch tạp nham lại có thể gây cười? Các nhà quản lý truyền hình không thật
sự lừa phỉnh chúng ta. Bất kỳ ai cũng có thể nhận ra những tiếng cười được
lồng vào đó. Chúng giả rõ ràng đến mức không thể bị nhầm lẫn với tiếng
cười thật. Chúng ta biết rõ rằng, tiếng cười mà ta nghe thấy không thích hợp
với chất lượng hài hước của trò đùa mà nó phụ họa, rằng nó không bộc phát
từ một khán giả thực, mà từ một kỹ thuật viên đứng sau bảng điều khiển.
Thế nhưng, sự giả mạo rành rành này lại vẫn có tác dụng lên chúng ta!

Để khám phá ra tại sao những tiếng cười thu sẵn lại hiệu quả đầu tiên

chúng ta cần hiểu bản chất của một loại vũ khí gây ảnh hưởng hữu hiệu
khác: nguyên tắc bằng chứng xã hội. Nguyên tắc này phát biểu: chúng ta có
thể xác định điều gì đúng bằng cách tìm ra điều mà những người khác cũng
cho là đúng. Nguyên tắc này đặc biệt được áp dụng vào cách ta quyết định
điều gì tạo nên hành vi đúng đắn. Chúng ta quan niệm một hành vi trở nên
đúng đắn hơn trong một tình huống cụ thể sẵn có nào đó khi thấy người
khác cũng thực hiện như vậy.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.