THUYẾT PHỤC BẰNG TÂM LÝ - Trang 117

Bình thường, khuynh hướng coi một hành động phù hợp hơn khi

những người khác cũng hành động như thế hoạt động khá tốt. Theo lẽ
thường, chúng ta sẽ ít mắc lỗi khi cư xử phù hợp với bằng chứng xã hội hơn
là chống lại nó. Khi rất nhiều người cùng làm một điều gì đó, điều đó là
đúng đắn. Đặc trưng này của nguyên tắc chuẩn mực xã hội là sức mạnh chủ
yếu nhưng đồng thời cũng là điểm yếu của nó. Giống như các vũ khí gây
ảnh hưởng khác, nguyên tắc bằng chứng xã hội cũng tạo ra một lối rất thuận
tiện quyết định cách cư xử, nhưng đồng thời cũng khiến người sử dụng rất
dễ bị tổn thương trước sự tấn công của những kẻ trục lợi.

Trong trường hợp những tiếng cười thu sẵn, vấn đề nảy sinh khi

chúng ta bắt đầu phản ứng với bằng chứng xã hội theo cách không suy xét
và mang tính phản xạ khiến ta có thể bị lừa vì bằng chứng giả một phần hay
hoàn toàn. Sự dại dột không nằm ở chỗ chúng ta dùng tiếng cười của người
khác để quyết định xem điều đó có hài hước hay không và khi nào cười là
thích hợp; đó là bắt kịp với nguyên tắc bằng chứng xã hội đáng tin cậy. Sự
dại dột nằm ở chỗ chúng ta làm như vậy để phản ứng với những tiếng cười
giả. Dù thế nào thì một đặc trưng quái đản của tính hài hước – một âm
thanh – cũng hoạt động giống như bản chất của tính hài hước. Ví dụ về gà
tây và chồn hôi trong Chương 1 rất có ý nghĩa ở đây. Bạn còn nhớ nhờ tiếng
kêu "chíp–chíp" rất đặc trưng của gà con, gà mẹ sẽ thể hiện hay từ chối sự
chăm sóc mẫu tử chỉ dựa vào âm thanh này? Và bạn còn nhớ cách thức
người ta lừa con gà tây mái thực hiện bản năng làm mẹ với một con chồn
hôi mô hình miễn – là nó được gắn đoạn thu tiếng "chíp–chíp" của gà con
không? Chỉ tiếng kêu kích thích của gà con cũng đủ để khởi động cuộn
băng làm mẹ.

Bài học về gà tây và chồn hôi là bằng chứng tuyệt vời cho mối quan

hệ giữa số lượng người xem trung bình và việc nhà quản lý truyền hình bật
những đoạn tiếng cười. Chúng ta đã quá quen với việc lấy phản ứng hài
hước của người khác để làm bằng chứng cho điều đáng cười đến mức
chúng ta phản ứng với âm thanh đó, chứ không phải với tính chất của điều
có thực. Cũng giống như tiếng "chíp–chíp" được thu từ một con gà con thật
có thể kích thích bản năng làm mẹ của con gà tây mái, một tiếng thu "ha–
ha" từ một khán giả thật sự cũng có thể kích thích chúng ta cười. Các nhà
quản lý truyền hình chỉ đang khai thác sở thích những lối tắt đó của chúng
ta và khuynh hướng tự động phản ứng lại dựa trên bằng chứng một phần.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.