THUYẾT PHỤC BẰNG TÂM LÝ - Trang 131

Ông có thể kể rất nhiều câu chuyện có thật về những vụ giết người.

Nhưng ông khó có thể kể về vụ sát nhân hung bạo tại Vườn Kew – không
phải bởi đó là một vụ giết người dã man mà vì không "người tốt" nào gọi
cho cảnh sát.

Cũng như vị trợ lý thanh tra trưởng, cảm giác sốc và thất bại là phản

ứng chung của hầu hết mọi người khi biết chi tiết vụ việc này. Cảm giác đến
đầu tiên là sốc. Theo sau đó là cảm giác thất bại. Tại sao ba–mươi–tám
"người tốt" lại không biết làm gì trong tình huống đó? Không ai có thể hiểu
nổi. Ngay cả bản thân những người chứng kiến cũng ngơ ngác: "Tôi không
biết". Một vài người đưa ra những lý do yếu ớt giải thích cho phản ứng của
mình, ví dụ, họ "e sợ" hay "không muốn tham gia vào sự vụ". Nhưng những
lý do này không thể đứng vững. Chỉ cần một người nào đó giấu tên gọi cho
cảnh sát là đã có thể cứu sống Catherine Genovese mà không phải gặp nguy
hiểm trong tương lai. Sự lo sợ những rắc rối có thể xảy ra với cuộc sống của
họ cũng không phải là lý do thuyết phục giải thích cho sự im lặng đáng sợ
đó; một điều gì đó đã xảy ra mà ngay cả bản thân họ cũng không thể giải
thích được.

Tuy thế, vẫn không có lời giải thích hợp lý nào được đưa ra. Bởi vậy,

báo chí cũng như các phương tiện thông tin khác nhấn mạnh lời giải thích
duy nhất có giá trị trong thời điểm đó: các nhân chứng, cũng giống như
phần lớn chúng ta, không quan tâm đến mức sẵn sàng tham gia vào vụ việc.
Chúng ta đang dần trở thành những người ích kỷ, vô tình. Tính khắc nghiệt
của cuộc sống hiện đại, đặc biệt là cuộc sống nơi đô thị đã làm cho cảm xúc
chúng ta chai cứng. Chúng ta đang trở thành "xã hội lạnh lùng", không cảm
giác và thờ ơ trước cảnh ngộ khốn cùng của những người xung quanh.

Lời giải thích này ngày càng được khẳng định bằng sự xuất hiện

thường xuyên của những câu chuyện thời sự kể về sự thờ ơ cộng đồng. Tờ
Times đã phát động "cuộc chiến" chống lại sự thờ ơ cộng đồng ngay sau vụ
Genovese. Một người có thể cho rằng đó là hệ quả của bạo lực truyền hình,
người khác có thể đổ lỗi cho tính hiếu thắng, nhưng phần lớn đều cho rằng
do "tính cá nhân hóa" trong cuộc sống đô thành với "các tầng lớp thành thị"
và "sự xa lánh của cá nhân với cộng đồng". Ngay cả Rosenthal, ký giả đầu
tiên khám phá câu chuyện này và là người cuối cùng đưa câu chuyện trò

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.