THUYẾT PHỤC BẰNG TÂM LÝ - Trang 133

đạc mà người xen vào sẽ cực kỳ vô duyên? Điều gì sẽ xảy ra tiếp theo? Vì
sự không chắc chắn này, khuynh hướng tự nhiên của chúng ta là nhìn
quanh, tìm kiếm xem người khác làm gì. Chúng ta có thể học, từ cách
những người chứng kiến khác phản ứng, để quyết định xem một vụ việc có
khẩn cấp hay không.

Nhưng mọi người lại quên là những người đang quan sát khác cũng

đang tìm kiếm một bằng chứng xã hội. Và bởi vì chúng ta đều thích tự chủ
và không bị bấn loạn giữa những người khác, chắc chắn ta sẽ lẳng lặng tìm
kiếm bằng chứng đó, với cái nhìn ngụy trang lướt nhanh qua những người
xung quanh. Do đó, tất cả mọi người đều thấy những người khác điềm tĩnh
và không hành động gì cả. Hậu quả là, và bởi nguyên tắc bằng chứng xã
hội, sự kiện này sẽ đồng thời được hiểu là không có gì khẩn cấp. Điều này,
theo Latane và Darley là trạng thái ngu dốt đa nguyên "trong đó, mỗi người
quyết định rằng, vì không có ai lo lắng, nên không có gì thật sự khẩn cấp
đang diễn ra. Trong khi đó, nguy hiểm có thể đang xảy ra với một cá nhân".

Kết luận thú vị của Latane và Darley là: với nạn nhân trong tình trạng

khẩn cấp, ý tưởng "an toàn trong số đông" có thể hoàn toàn sai lầm. Một
người đang trong tình trạng cần trợ giúp khẩn cấp sẽ có nhiều cơ hội sống
sót hơn nếu chỉ có một người chứng kiến so với sự có mặt của một đám
đông. Để kiểm tra lý thuyết khác lạ này, Darley, Latane, cùng các đồng
nghiệp đã thực hiện một chương trình nghiên cứu ấn tượng, hệ thống và thu
được một nhóm các kết quả rất rõ ràng. Phương pháp thực hiện của họ là
dàn dựng một vụ việc cho một người hoặc một nhóm người chứng kiến.
Sau đó, họ ghi lại số lần nạn nhân khốn cùng này nhận được sự giúp đỡ
trong mỗi tình huống. Trong thí nghiệm thứ nhất, một sinh viên đại học
New York giả vờ bị hội chứng động kinh đã nhận được sự giúp đỡ của 85%
khi chỉ có một người đi đường chứng kiến, nhưng khi có năm người chứng
kiến thì tỷ lệ này chỉ là 31%. Với kết quả đó, khó có thể nói rằng chúng ta
đang sống trong một "xã hội lạnh lùng" thiếu sự quan tâm giữa người với
người. Rõ ràng sự có mặt của những người đứng ngoài quan sát đã làm
giảm tỷ lệ giúp đỡ xuống mức đáng xấu hổ.

Rất nhiều nghiên cứu khác cũng đã chứng minh tầm quan trọng của

bằng chứng xã hội trong việc tạo ra sự "thờ ơ" lan rộng của những người
chứng kiến.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.