THUYẾT PHỤC BẰNG TÂM LÝ - Trang 134

Sau hơn một thập kỷ nghiên cứu, các nhà xã hội học đã có một ý

tưởng tuyệt vời về thời điểm một người chứng kiến sẽ thực hiện sự trợ giúp
khẩn cấp. Đầu tiên và trái với quan điểm rằng xã hội chúng ta đang biến
thành một xã hội chai lì, thiếu quan tâm, là khi những người chứng kiến bị
thuyết phục rằng tình huống đó rất khẩn cấp, chắc chắn họ sẽ trợ giúp. Với
những điều kiện này, con số những người đứng ngoài tự can thiệp hay kêu
gọi sự trợ giúp là khá cao. Ví dụ, trong bốn thí nghiệm riêng biệt được thực
hiện tại Florida, người ta dàn dựng những cảnh tai nạn của một công nhân
bảo dưỡng. Trong cả hai thí nghiệm, khi rõ ràng là người đàn ông bị thương
và cần giúp đỡ sự trợ giúp của những người đứng ngoài chứng kiến là
100%. Trong hai thí nghiệm còn lại, khi sự trợ giúp liên quan tới việc phải
tiếp xúc với một đường dây điện nguy hiểm, nạn nhân vẫn nhận được 90%
sự giúp đỡ. Tỷ lệ trợ giúp cao như thế này cũng xảy ra bất kể nhân chứng
quan sát sự kiện với tư cách cá nhân hay trong nhóm.

Tình huống sẽ rất khác khi, như trong nhiều trường hợp, những người

đứng ngoài quan sát không thể chắc chắn về tính khẩn cấp của vụ việc mình
đang chứng kiến. Trong tình huống như vậy, một nạn nhân sẽ có nhiều khả
năng nhận được sự giúp đỡ của một người hơn là một nhóm người, đặc biệt
nếu nhóm người đó không quen biết nhau. Dường như hiệu ứng ngu dốt đa
nguyên có tác dụng mạnh nhất giữa những người xa lạ: bởi vì chúng ta
thích được trông có vẻ tự chủ và thạo đời trước đám đông và vì chúng ta
không quen với phản ứng của những người mà mình không biết, chúng ta
chắc chắn sẽ không thể hiện hoặc đọc được chính xác cảm xúc lo lắng trong
một đám đông xa lạ. Do đó, một tình huống có thể rất khẩn cấp sẽ bị coi là
không khẩn cấp, và nạn nhân là người hứng chịu đau khổ.

Xem xét kỹ hơn nhóm kết quả nghiên cứu sẽ hé lộ một mô hình sáng

tỏ. Tất cả các điều kiện làm giảm cơ hội được trợ giúp từ bên ngoài của một
nạn nhân đang nguy cấp tồn tại bình thường và tự nhiên trong thành phố:
(1) Khác với các vùng nông thôn, thành phố ồn ào, nhộn nhịp, thay đổi
nhanh chóng, do đó rất khó để nắm bắt bản chất của một sự việc; (2) Vê bản
chất, môi trường thành thị rất đông đúc. Kết quả là, khả năng có nhiều
người cũng chứng kiến một tình huống khẩn cấp cũng cao hơn; (3) Những
người dân thành phố ít biết những người sống xung quanh mình hơn so với

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.