rằng: không, từ trước tới nay tôi chưa bao giờ có ý định đến đó tham quan;
rằng tôi không có thắc mắc gì về tôn giáo Mormon cần được giải đáp; rằng
tôi không hề có hứng thú về kiến trúc của những nơi dành riêng cho việc
thờ phụngl và rằng tôi cũng không mong đợi sẽ tìm thấy cái gì đó hùng vĩ,
kỳ lạ hay hồi hộp, hào hứng hơn hàng loạt các ngôi đền, nhà thờ hay thánh
đường trong khu vực mà tôi đã nhìn thấy. Tôi bỗng nhận thấy sự cám dỗ
đặc biệt của ngôi đền chỉ có một lý do duy nhất: Nếu không nhanh đến tham
quan khu vực cấm đó thì rất có thể tôi sẽ không bao giờ có cơ hội nữa. Một
điều mà thực chất tôi không hứng thú nhiều bỗng trở nên hấp dẫn hơn chỉ vì
nó có thể sẽ không còn tồn tại.
Kể từ khi tiếp cận quy luật khan hiếm đó – rằng cơ hội dường như có
giá trị hơn với chúng ta khi sự tồn tại của nó là có hạn – tôi đã bắt đầu chú ý
tới những ảnh hưởng của quy luật này đối với toàn bộ chuỗi hành động của
mình. Ví dụ, tôi có thói quen dừng cuộc trò chuyện trực tiếp rất thú vị để trả
lời điện thoại từ một người không quen biết. Trong những trường hợp này,
người gọi điện thoại đó có một đặc điểm hấp dẫn mà người đang nói
chuyện trục tiếp với tôi không có: không có cơ hội nói chuyện lại nữa. Nếu
không trả lời, tôi có thể để lỡ cuộc gọi (và cả thông tin từ cuộc gọi) mãi
mãi. Không cần cân nhắc xem cuộc đối thoại đang diễn ra có thể cuốn hút
hay quan trọng hơn – hơn nhiều so với sự cuốn hút và tầm quan trọng của
một cuộc gọi thông thường mà tôi có thể suy đoán – hay không. Với mỗi
cuộc gọi nhỡ, khả năng liên lạc lại qua điện thoại sẽ giảm. Vì lý do đó và
vào thời điểm đó, tôi muốn trả lời điện thoại hơn bất cứ thứ gì khác.
Ý nghĩ về sự một đi không trở lại đóng vai trò quan trọng trong việc
đưa ra quyết định của con người. Thực tế ta thường bị ý nghĩ sẽ mất đi thứ
gì đó thúc đẩy mạnh mẽ hơn là ý nghĩ sẽ giành lại một thứ khác có giá trị
tương tự. Ví dụ, các cuộc nghiên cứu về sức khỏe do Meyerwitz và Chaiken
(1987) ở thành phố New York tiến hành cho kết quả: những cuốn sách nhỏ
thuyết phục phụ nữ trẻ kiểm tra ung thư vú bằng các phương pháp tự kiểm
tra trở nên hiệu quả hơn rất nhiều khi họ thông báo về các trường hợp xảy
ra dựa trên những thứ sẽ mất đi (ví dụ, "Bạn có thể sẽ mất một khoản tiền
trợ cấp y tế nếu không dành ra chỉ 5 phút mỗi tháng tự kiểm tra ngực") thay
vì những thứ sẽ đạt được (ví dụ, "Bạn có thể tiết kiệm được một khoản trợ
cấp y tế bằng việc dành 5 phút mỗi tháng để tự kiểm tra ngực").