TÂM LÝ PHẢN KHÁNG
Như vậy chứng cứ đã rõ ràng. Việc sử dụng sự khan hiếm như là một
vũ khí gây ảnh hưởng của những người khai thác sự đồng thuận diễn ra rất
thường xuyên, rộng rãi, có hệ thống và đa dạng. Bất cứ khi nào nó được áp
dụng trong một trường hợp nào đó để gây ảnh hưởng, chúng ta có thể thấy
khả năng quy luật khan hiếm tác động đến việc định hướng hành động của
con người là rất lớn. Trong trường hợp của quy luật khan hiếm, khả năng đó
xuất phát từ hai nguồn chính. Nguồn thứ nhất rất quen thuộc. Cũng giống
như các vũ khí ảnh hưởng khác, quy luật khan hiếm lợi dụng điểm yếu của
chúng ta để thực hiện nhanh chóng trực tiếp. Đó là một điểm yếu được khai
sáng. Trong trường hợp này, do chúng ta nhận thức được rằng những thứ
khó đạt được thường tốt hơn những thứ dễ đạt được, nên ta thường dựa vào
sự sẵn có hay không của một thứ để nhanh chóng quyết định chất lượng của
nó.
Ngoài ra, khả năng đó của quy luật khan hiếm còn xuất phát từ một
nguồn thứ hai rất riêng biệt. Khi các cơ hội trở nên ít hơn, chúng ta sẽ để
mất tự do, mà ta lại ghét phải mất đi tự do vừa mới có. Mong muốn bảo vệ
đặc quyền mới được lập nên của chúng ta chính là tâm điểm của học thuyết
tâm lý phản kháng do nhà tâm lý học Jack Brehm xây dựng nhằm giải thích
phản ứng của con người đối với sự kiểm soát cá nhân bị thu hẹp. Theo như
học thuyết trên, khi sự lựa chọn tự do có hạn hay bị đe dọa, thì nhu cầu giữ
lại sự tự do cho mình khiến chúng ta thèm muốn lựa chọn đó (kể cả những
hàng hóa hay dịch vụ liên quan) hơn rất nhiều so với trước đây. Do vậy khi
sự khan hiếm ngày càng tăng lên – hay bất cứ một thứ gì khác – gây cản trở
đến lựa chọn ưu tiên của chúng ta đối với một thứ gì đó, chúng ta sẽ phản
kháng lại rào cản đó bằng cách muốn và cố gắng sở hữu món hàng đó hơn
bao giờ hết.
Toàn bộ học thuyết này, từ đầu đến cuối, cũng có thể linh động rất
nhiều, phần lớn tùy thuộc vào môi trường xã hội. Từ khu vườn tình yêu trẻ
đến khu rừng rậm của một cuộc khởi nghĩa vũ trang cho đến các loại hoa