THUYẾT PHỤC BẰNG TÂM LÝ - Trang 241

tuổi này đều trải qua. Đây là thời điểm đầu tiên mà bọn trẻ tự nhìn nhận bản
thân toàn diện như một cá nhân độc lập. Chúng không còn thấy mình chỉ là
một phần của môi trường xã hội nữa mà là một cá thể để nhận biết, đơn lẻ
và riêng biệt. Khái niệm về tự do ý chí phát triển như thế này đương nhiên
cũng kèm theo khái niệm về tự do. Một người độc lập là một người có
quyền lựa chọn. Và một đứa trẻ khi nhận ra mình là một người như thế sẽ
muốn được khám phá tất cả những lựa chọn đó. Do vậy, chúng ta không
nên cảm thấy ngạc nhiên hay lo lắng khi những đứa con hai tuổi của mình
luôn cố gắng chống lại ý muốn của cha mẹ. Chúng thấy một viễn cảnh
không xa và hồ hởi về chính mình như một thực thể con người tồn tại
không cần nâng đỡ. Những vấn đề quan trọng như ý muốn, quyền được
phép làm cái này cái kia và sự kiểm soát bây giờ cần phải được hỏi ý kiến
và trả lời từ trí não non nớt của trẻ. Xu hướng đấu tranh để đòi mọi quyền
tự do và chống lại tất cả các hạn chế tốt nhất nên được hiểu là sự đòi hỏi
thông tin. Bằng cách kiểm tra một số giới hạn tự do của mình (và cũng là
kiểm tra tính kiên nhẫn của cha mẹ), bọn trẻ khám phá ra khi nào trong thế
giới của mình chúng có thể hy vọng nắm quyền kiểm soát và khi nào mình
bị kiểm soát. Và những người khôn ngoan sẽ cung cấp cho con những thông
tin có tính thống nhất cao.

Hai tuổi là độ tuổi có những hành động phản kháng tâm lý rõ rệt nhất,

còn chúng ta vẫn thể hiện xu hướng hành phản kháng mạnh mẽ những hạn
chế tự do trong suốt cuộc đời. Tuy nhiên, độ tuổi thiếu niên cũng thật sự nổi
bật trong vấn đề này khi xu hướng hành động như trên thể hiện ở một hình
thức chống đối đặc biệt. Cũng giống như khi lên hai, giai đoạn này được
đánh dấu bằng ý thức mới hình thành về cá tính. Ở lứa tuổi này, ý thức cá
tính xuất hiện từ vai trò của một đứa trẻ với sự kiểm soát kèm cặp của cha
mẹ tiến tới vai trò của một người trưởng thành có đầy đủ quyền lợi và nghĩa
vụ. Cũng không có gì ngạc nhiên, thanh thiếu niên thường ít chú ý đến
nghĩa vụ so với quyền lợi mà chúng cảm thấy mình có được trong vai trò
một người trưởng thành. Và một lần nữa, cũng không có gì ngạc nhiên, việc
áp đặt của cha mẹ trước đây thường là phản tác dụng. Họ sẽ hành động lén
lút, lên kế hoạch và đấu tranh để chống lại những nỗ lực kiểm soát từ phía
cha mẹ.

Đây là minh họa cho sự phản tác dụng do những áp lực từ phía cha

mẹ đối với hành vi của thanh thiếu niên, một hiện tượng có tên là "hiệu ứng

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.