THUYẾT PHỤC BẰNG TÂM LÝ - Trang 27

hình thức trao đổi khác nhau. Có thể nói, cơ chế nợ nần mang ơn đã phát
triển từ nguyên tắc đáp trả là đặc trưng duy nhất chỉ có ở xã hội loài người.
Nhà khảo cổ học nổi tiếng Richard Leakey cho rằng, bản chất của cái khiến
con người gần với hệ thống đáp trả này là: "Chúng ta là con người vì tổ tiên
của chúng ta học cách chia sẻ thức ăn và kỹ năng trong một hệ thống mang
ơn cao quý". Các nhà văn hóa, nhân chủng học Lionel Tiger và Robin Fox
cũng coi "hệ thống mang ơn" này là một cơ chế thích nghi duy nhất đặc
trưng cho loài người. Nhờ đó, con người mới thực hiện được phân công lao
động, trao đổi các mặt hàng nhiều chủng loại, các dịch vụ khác nhau và tạo
ra một tập hợp phụ thuộc lẫn nhau giúp kết nối các cá nhân thành một tập
thể hoạt động hiệu quả.

Theo Tiger và Fox, chính định hướng tương lai phù hợp với cảm giác

biết ơn đóng vai trò then chốt trong khả năng tạo ra tiến bộ xã hội. Cảm
giác chia sẻ hiểu thấu rộng khắp của lòng biết ơn trong tương lai làm nên
điểm khác biệt to lớn trong sự tiến hóa của xã hội loài người, bởi nó có
nghĩa là một người có thể cho người khác cái gì đó (như thực phẩm, năng
lượng, sự quan tâm) với niềm tin là chúng không bị mất đi. Lần đầu tiên
trong lịch sử tiến hóa của loài người, một người có thể cho đi bất cứ nguồn
tài nguyên nào mà không thật sự cho đi. Kết quả là sự hạ thấp những hạn
chế tự nhiên trước những trao đổi vốn phải được bắt đầu bằng nguồn tài
nguyên cá nhân của một người cung cấp cho người khác. Khi hệ thống tinh
vi và kết hợp lẫn nhau của sự trợ giúp, tặng quà, bảo vệ và thương mại hình
thành, nó mang lại nguồn lợi khổng lồ cho những xã hội sở hữu nó. Với
những kết quả thích ứng rõ ràng mà hệ thống đáp trả mang lại cho nền văn
hóa, không ngạc nhiên khi ta thấy nguyên tắc này đã ăn sâu vào quá trình xã
hội hóa mà con người đã trải qua.

Minh họa rõ ràng cho tính phổ biến và mạnh mẽ mà số đáp trả có thể

vươn tới trong tương lai là một câu chuyện khá phức tạp về 5 nghìn đô–la
tiền cứu trợ được trao đổi vào năm 1985 giữa Mexico và những người dân
nghèo Ethiopia. Năm 1985, Ethiopia là đất nước nghèo đói và khó khăn
nhất thế giới. Nền kinh tế luôn trong tình trạng trì trệ. Hạn hán và nội chiến
đã tàn phá nguồn cung cấp lương thực. Hàng nghìn người dân chết dần chết
mòn vì thiếu ăn và bệnh tật. Trong tình trạng đó, tôi hẳn đã không ngạc
nhiên nếu Mexico đã gửi 5 nghìn đô–la tiền cứu trữ cho đất nước nghèo
túng cùng quẫn này. Nhưng tôi đã ngỡ ngàng khi đọc được một mẩu tin trên

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.